Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Nghề dệt thổ cẩm của người Thái Khăng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nghề dệt thổ cẩm của người Thái Khăng

Chế Cẩm Đình

(TBKTSG Online) – Bản Nọong Dẻ của người Thái Khăng trên quốc lộ 7, nằm giữa thị trấn huyện lỵ Mường Xén với cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Cả bản có khoảng hơn trăm nóc nhà quây quần quanh mấy ngọn đồi liền kề nhau mà nghề dệt thổ cẩm ở đây cung cấp cho Hà Nội và qua tận bên Lào.

Người Thái Khăng rất giỏi làm kinh tế, nam giới đa phần đi làm ăn xa với các nghề thợ xây, thợ mộc. Phụ nữ làm nương rẫy, nuôi gia súc gia cầm và dệt thổ cẩm. Mỗi hộ thường nuôi đến hai mươi con bò với từng đó dê, buổi sáng ngày thường họ thả gia súc lên rừng rồi về nhà dệt vải.

Nghề dệt thổ cẩm của người Thái Khăng
Chị Cụt Thị Búa, năm nay ba mươi tư tuổi, mà đã có hai con trai đi học cấp ba dưới trường nội trú tỉnh. Chồng đi làm thợ xây dựng bên Lào, còn chị, hàng ngày đi làm nương và chăm sóc gần hai chục con bò, rảnh ra thì dệt thổ cẩm bán sang Lào hoặc bán ra Hà Nội cho những cửa hàng bán hàng lưu niệm. Mỗi hai ngày thì dệt được một tấm khố, bán được bốn trăm ngàn.
Vợ chồng chị Cụt Thị Thương và anh Cụt Văn Xí ở kế bên cũng đang ngồi dệt khăn, những chiếc khăn thổ cẩm rất đẹp, sờ vào thấy mềm mại. Mỗi ngày chị dệt được hai ba tấm, mỗi tấm bán trăm ngàn đồng.
Những phụ nữ người Lào đi bộ từ bên kia biên giới xuống bản Nọong Dẻ để trao đổi hoặc mua bán hàng hóa. Họ mang theo sợi tơ nhuộm màu và sợi bông nhuộm chàm là nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm và thu mua lại thành phẩm về làm khăn, đóng váy. Màu sắc trang phục của họ sặc sỡ và bắt mắt có nguồn vải thổ cẩm từ người Thái Khăng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới