Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ngoại trưởng John Kerry: “Hoa Kỳ và Việt Nam là bài học để cả thế giới nhìn vào”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ngoại trưởng John Kerry: “Hoa Kỳ và Việt Nam là bài học để cả thế giới nhìn vào”

Tư Hoàng

Ngoại trưởng John Kerry: “Hoa Kỳ và Việt Nam là bài học để cả thế giới nhìn vào”
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng John Kerry. Ảnh TL

(TBKTSG Online) Trở lại Việt Nam lần thứ hai trên cương vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry đã có hàng loạt hoạt động ngoại giao thu hút sự quan tâm của nhiều giới ngày 7-8 tại Hà Nội.

Ôn lại quá khứ

Ông kể lại những rào cản khi nỗ lực hòa giải lúc đầu trong cuộc hội thảo với chủ đề “Thúc đẩy Thịnh vượng: 20 năm hợp tác phát triển Việt Nam – Hoa Kỳ” do Đại sứ quán Hoa Kỳ phối hợp với các cơ quan đối tác thuộc Chính phủ Việt Nam tổ chức nhằm nêu bật những thành tựu về hợp tác phát triển kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995 và phác thảo chương trình hợp tác trong tương lai.

Ông nói: “Chúng tôi cố gắng xây dựng mối quan hệ mới nhưng có thể vấp phải sự phản đối của cả hai bên. Trong môi trường nóng bỏng đó, tôi và  McCain đã phải dựa vào nhau. Tôi không quên thời điểm đứng với McCAin ở Hỏa Lò. Khi đứng trong xà lim, nghe ông ấy kể lại trải nghiệm”.

Ông nói: “Cảm ơn các đối tác tạo ra nền hòa bình cho Việt Nam; tìm ra hàng ngàn tử sĩ cho chúng tôi trong khi hàng ngàn tử sĩ của Việt Nam chưa tìm thấy”.

Ngoại trưởng nói: “Xin hãy nhìn vào sự thay đổi của chúng ta. Hơn 17.000 học sinh đang học ở Mỹ. Hai mươi năm trước thương mại 451 triệu đô la nay tăng lên 36 tỉ đô la”.

Ông khẳng định, sự khởi đầu của TPP từ 5 năm trước với 12 quốc gia ở lòng chảo Thái Bình Dương khi hoàn thành sẽ tạo ra “nền tảng vô tiền khoáng hậu” để cải thiện môi trường, tăng cường môi trường làm việc từ Hà Nội đến Tokyo đến Washington.

“Chúng ta đứng đây 20 năm sau khi bình thường hóa. Số phận không bắt chúng ta lặp lại cay đắng trong quá khứ. Sự ghét bỏ phải thay thế bằng sự tôn trọng. Mỹ chứng minh cựu thù có thể trở thành đối tác. Điều này là bài học đúng lúc và sâu sắc để cả thế giới nhìn vào”.

Chặng đường tương lai

Trước các thính giả trong hội trường khách sạn Deawoo, ông Kerry nói: “Ở đây tại Việt Nam, hiến pháp mới của các bạn nói về dân chủ và cam kết bảo vệ quyền con người. Và trong cuộc trao đổi hôm nay của tôi với Chủ tịch Sang, ông đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của nó với các nhà lãnh đạo Việt Nam nhằm tôn trọng các quyền của người dân. Họ tôn trọng, và muốn tôn trọng. Chính phủ các bạn đã cam kết xây dựng luật của Việt Nam phù hợp với hiến pháp mới và các chuẩn mức nhân quyền quốc tế.

Các cuộc điều tra độc lập luôn chỉ ra rằng, nhân dân Việt Nam có lòng ngưỡng mộ sâu sắc với các giá trị và thể chế dân chủ – đặc trưng tiêu biểu mà họ có chung với nhân dân Hoa  Kỳ. Và thậm chí khi chúng ta tôn trọng những hệ thống chính trị khác biệt, chúng ta cũng vẫn có cơ sở để thảo luận về việc thực hiện bảo vệ hiến pháp, …, vai trò của nhà báo, cải cách luật pháp, và những gì có nghĩa nhằm thực hiện những cam kết của chúng ta đòi hỏi trên thực tế.

Hoa Kỳ nhận ra rằng, chỉ có nhân dân Việt Nam mới có thể quyết định hệ thống chính trị của họ. Và chúng tôi nhún nhường nói về những vấn đề này, bởi vì các bạn có thể đọc và thấy, chúng tôi đang làm việc tận lực để hoàn thiện hệ thống của chúng tôi. Nhưng có những nguyên tắc cơ bản mà chúng tôi sẽ luôn luôn bảo vệ: không ai đáng bị trừng phạt khi nói ra suy nghĩ một cách hòa bình; và khi hàng hóa được thông thương một cách tự do giữa chúng ta, thì thông tin và tư tưởng cũng phải vậy. Và chúng tôi tin là tiến bộ trong việc tăng cường các quyền con người cơ bản đó sẽ hoàn toàn giúp cho lợi ích của Việt Nam trong nhiều việc.

Thứ nhất, các chuẩn mực và quy tắc quốc tế bảo vệ Việt Nam; Việt Nam đúng đắn khi viện tới các chuẩn mực và quy tắc quốc tế khi lợi ích của mình bị đe dọa. Vì vậy, điều quan trọng, như Chính phủ các bạn đã nhận ra, là phải tôn trọng những chuẩn mực và quy tắc đó mà không có ngoại lệ.

Thứ hai, cho người dân bày tỏ một cách hòa bình những lời than phiền – dù đó là một blogger phanh phui tham nhũng, hay là một nông dân kêu ca về tình trạng cưỡng chế đất đai – điều đó sẽ làm giảm cơ hội người dân tiến hành bạo lực và phổ biến thông điệp của họ. Điều đó cũng sẽ giúp chính phủ bắt kịp với những thay đổi đang diễn ra khi thế giới đang thay đổi. Cuối cùng, hàng triệu người Việt Nam đang thể hiện một mình một cách hòa bình trên Facebook; nhiều ngàn công nhân Việt Nam đã liên kết hòa bình nhằm bảo vệ quyền lợi của họ – cho dù đôi khi điều đó cũng mạo hiểm. Công nhận hoàn toàn những quyền đó trong luật sẽ giúp tăng cường lòng tin giữa người dân và nhà nước, và giữa công nhân và giới chủ của họ. Điều đó sẽ giúp tăng cường kết cấu và ổn định xã hội.

Cuối cùng, tiến bộ về quyền con người và pháp trị sẽ xây dựng nền tảng cho chiến lượng bền vững sâu sắc hơn, và đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Chỉ các bạn có thể quyết định bước tiến và xu hướng của tiến trình xây dựng đối tác đó. Nhưng tôi khẳng định, các bạn đã nhận ra rằng, đối tác chặt chẽ nhất của người Mỹ trên thế giới là với các quốc gia chia sẻ cam kết cho những giá trị cơ bản đó…"

Việt Nam tôn trọng

Tại cuộc họp báo sau hội đàm chiều 7-8, trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài rằng, Việt Nam sẵn sàng làm những gì để cải thiện nhân quyền, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định: “Ở Việt Nam, mọi chính sách đều đặt con người ở trung tâm phát triển, hết sức coi trọng và thúc đẩy quyền con người. Một trong những lĩnh vực đã và đang đã làm là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, cụ thể là Hiến pháp 2013 có chương riêng về quyền con người”.

Ông cho biết, Việt Nam đang tích cực hoàn thiện các luật liên quan đến quyền con người cụ thể trong Hiến pháp và các công ước quốc tế, ví dụ sửa bộ luật Hình sự hay soạn thảo luật về lập hội.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người, phê chuẩn công ước về chống tra tấn, người tàn tật, cho thấy Việt Nam hết sức quan tâm thúc đẩy quyền con người. Nhưng giữa Việt Nam với các nước, vấn đề quyền còn người vừa có tính phổ quát, vừa có tính đặc biệt, tùy thuộc sự phát triển, sự khác biệt về văn hóa.

Việt Nam sẵn sàng, đã và đang đối thoại với các nước về nhân quyền, trong đó có Mỹ, trao đổi những vấn đề còn khác biệt, chia sẻ kinh nghiệm để làm tốt hơn, hoàn thiện hơn các chính sách về quyền con người, ông Minh nói.

Xem thêm:

Ngoại trưởng Mỹ: Đàm phán TPP “tiến triển tốt đẹp”

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới