Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Người bị ảnh hưởng Covid-19 làm thủ tục gì để nhận hỗ trợ tiền mặt?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Người bị ảnh hưởng Covid-19 làm thủ tục gì để nhận hỗ trợ tiền mặt?

Minh Duy

(KTSG Online) – TPHCM đang triển khai gói hỗ trợ lần 2 trị giá 886 tỉ đồng cho người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đặc biệt dành cho công nhân, người lao động tự do, người yếu thế trong xã hội. Theo huớng dẫn của UBND thành phố, thủ tục để người dân nhận hỗ trợ đơn giản.

Dưới đây là các thủ tục cần thiết cùng những mẫu đơn để người muốn nhận hỗ trợ có thể tải về để hoàn tất hồ sơ.

Người bị ảnh hưởng Covid-19 làm thủ tục gì để nhận hỗ trợ tiền mặt?
Một người sửa xe đạp trên hè phố trước khi TPHCM thực hiện giãn cách xã hội. TPHCM đang triển khai gói hỗ trợ thứ hai cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: Minh Duy

Theo công văn số 2209/UBND-KT của UBND TPHCM về việc triển khai chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân TPHCM, có 6 nhóm được nhận hỗ trợ.

Bao gồm, người lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; lao động tự do bị mất việc làm.

Hộ kinh doanh phải dừng hoạt động theo yêu cầu của UBND TPHCM tại khu vực thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, thương nhân tại các chợ truyền thống và hỗ trợ tiền ăn người bị cách ly y cùng những người tham gia công tác phòng chống dịch.

Người phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương

Được hỗ trợ 1 lần với 1,8 triệu đồng/người, riêng người đang mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người, người nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi, chỉ hỗ trợ cho người là mẹ hoặc cha, hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng.

Người lao động có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, từ 30 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1-5-2021 hết ngày 31-12-2021, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

Để người lao động được nhận hỗ trợ, doanh nghiệp sử dụng lao động cần thống kê, lập danh sách những người này gửi về bảo hiểm xã hội tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Trong thời gian giãn cách xã hội, người sử dụng lao động gửi qua đường bưu điện.

Sau một ngày làm việc kể từ khi nhận thông tin, bảo hiểm xã hội sẽ kiểm tra và gửi thông tin cho UBND quận, huyện. Trường hợp người lao động không đủ điều kiện hỗ trợ, bảo hiểm xã hội sẽ thông báo và nêu rõ lý do.

Trong 4 ngày làm việc, UBND quận, huyện quyết định hỗ trợ và thực hiện chi hỗ trợ qua tài khoản của người lao động.

Đây là mẫu đơn mà doanh nghiệp cần tải về để lập danh sách.

Người bị chấm dứt hợp đồng lao động, không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp

Những người bị chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 1-5-2021 đến ngày 31-12-2021 nhưng không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp và có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ nhận hỗ trợ bằng với nhóm vừa kể trên.

Người lao động có giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu kèm bản photo quyết định hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, gửi bảo hiểm xã hội địa phương nơi sinh sống, có thể gửi qua đường bưu điện trong thời gian giãn cách xã hội.

Một ngày sau khi tiếp nhận, bảo hiểm xã hội sẽ kiểm tra thông tin và cho ý kiến về điều kiện hỗ trợ gửi UBND địa phương, thông báo và nêu rõ lý do nếu người lao động không được nhận hỗ trợ.

Trong 4 ngày làm việc, UBND quận, huyện hoặc thành phố Thủ Đức quyết định hỗ trợ và chi tiền qua tài khoản của người lao động, nếu không có tài khoản thì chi trả trực tiếp.

Lao động tự do bị mất việc làm

Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động  bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 , không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn 4 triệu đồng/tháng và cư trú hợp pháp tại TPHCM được nhận hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày.

Đây là những người người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố không có địa điểm cố định, thu gom rác, phế liệu.

Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe, gồm cả bảo vệ, bốc vác, chuyển hàng bằng xe ba gác, xe thô sơ, bán lẻ vé số lưu động.

Những người làm việc thuộc các ngành nghề, phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND TPHCM tại Công văn số 1749/UBND-VX ngày 30-5-2021.

Thời gian hỗ trợ trước mắt sẽ là đợt 1 cho 2 lần giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg từ ngày 31-5 đến ngày 14-6-021 và từ ngày 15-6 đến ngày 29-6-2021.

Nhóm này được chia làm 2 nhóm nhỏ, gồm nhóm người tự làm công việc, không phụ thuộc vào hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh như bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố, gom rác, phế liệu, bốc vác… thì UBND xã, phường, thị trấn sẽ lập danh sách người đủ điều kiện hỗ trợ theo mẫu.

Trong 7 ngày làm việc của các cơ quan liên quan, UBND nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết định hỗ trợ và chi trả trực tiếp cho từng người.

Với nhóm làm thuê tại hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch…, chủ sử dụng lao động phải lập danh sách theo mẫu gửi UBND xã, phường nơi đặt cơ sở, điểm hoạt động. Thời gian và cách thức nhận hỗ trợ của nhóm 2 cũng như nhóm 1.

Thương nhân tại chợ truyền thống

Từ tháng 7 đến hết tháng 12-2021, thương nhân tại chợ truyền thống, có mã số thuế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với đơn vị quản lý chợ và nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước được hỗ trợ.

Mức hỗ trợ là 300.000 đồng/điểm kinh doanh/tháng với chợ hạng 1; 210.000 đồng/điểm kinh doanh/tháng với chợ hạng 2 và 150.000 đồng/điểm kinh doanh/tháng cho chợ hạng  3.

Căn cứ phân cấp quản lý, UBND xã, phường, thị trấn, ban quản lý chợ tổ chức rà soát, lập danh sách
thương nhân đủ điều kiện được hỗ trợ gửi UBND quận, huyện.

UBND xã, phường, thị trấn, Ban quản lý chợ thực hiện chi trả cho thương nhân thông qua tài khoản hoặc chi trả trực tiếp với trường hợp không có tài khoản.

Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh thành lập theo Luật Doanh nghiệp và đang hoạt động, trừ hoạt động cho thuê nhà/mặt bằng, phải dừng hoạt động theo yêu cầu của UBND thành phố để kiểm soát dịch bệnh Covid-19 được hỗ trợ 2 triệu đồng/hộ.

Căn cứ danh sách các hộ kinh doanh do Chi cục Thuế cung cấp, UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức gửi UBND cấp dưới lập danh sách, rà soát những hộ đủ điều kiện và sau đó sẽ chi trả qua tài khoản hoặc trả trực tiếp nếu không có tài khoản.

Nhóm người phải cách ly cách ly y tế theo  quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày trong thời gian bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung.

Người tham gia công tác phòng, chống dịch được hỗ trợ tiền ăn 120.000 đồng/người/ngày trong thời gian thực hiện nhiệm vụ. Những đơn vị liên quan đến quản lý những người này sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục.

Mời đọc thêm:

TPHCM sắp kín giường bệnh Covid-19, khẩn cấp tăng thêm 16.000 giường

Bộ Y tế: TPHCM cần thêm bệnh viện dã chiến và 1.000 giường hồi sức tích cực

Người nghèo, lao động tự do sẽ được tiêm vaccine ngừa Covid-19

TPHCM sẽ làm những gì trong 15 ngày giãn cách toàn thành phố?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới