Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Người dân Hà Nội bắt đầu đi chợ bằng thẻ để phòng dịch Covid-19

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Người dân Hà Nội bắt đầu đi chợ bằng thẻ để phòng dịch Covid-19

Vân Ly

(KTSG Online) – Từ ngày 27-7, hai phường là Nhật Tân và Bưởi của quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội thực hiện phát phiếu cho người dân đi chợ theo giờ để phòng dịch Covid-19 bùng phát.

Người dân Hà Nội bắt đầu đi chợ bằng thẻ để phòng dịch Covid-19
Thẻ đi chợ ở phường Nhật Tân. Ảnh: Hoàng Hằng

Bắt đầu từ ngày 27-7, chị Hoàng Hằng nhà ở phường Nhật Tân, Hà Nội sẽ chỉ được ra chợ Nhật Tân mua đồ buổi sáng từ 5h30 – 6h30 các ngày thứ Ba, Năm, Bảy và một buổi chiều ngày Chủ nhật với khung giờ từ 15h30 – 16h30.

Ghi nhận thực tế tại phường Nhật Tân, người dân cảm thấy khá bất tiện khi phải đi chợ theo giờ quy định như vậy. Song, đây là cách giảm tải cho chợ, tránh tập trung quá nhiều người vào một khung giờ để phòng dịch Covid-19 lây lan nên người dân cũng vui vẻ chấp nhận.

Nhằm mục đích giảm thiểu tối đa lượng người đi ra chợ, tránh tập trung đông người, chiều ngày 26-7, người dân trên địa bàn phường Nhật Tân đã được phát thẻ đi chợ theo khung giờ và theo ngày chẵn, lẻ.

Theo ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, để đảm bảo công tác giãn cách phòng dịch theo Chỉ thị 16, quận này đã phát phiếu đi chợ cho người dân tại hai phường Bưởi và Nhật Tân. Quận Tây hồ có thể sẽ tiếp tục triển khai trên toàn bộ địa bàn các phường khác thuộc quận này.

Theo bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, phương án đảm bảo an toàn cho chợ truyền thống, chợ dân sinh đã được Hà Nội kích hoạt. Trường hợp có chợ truyền thống phát hiện ca nhiễm, phải đóng cửa tạm thời, sẽ xử lý dịch tễ, khoanh vùng dập dịch. Chợ đảm bảo an toàn thì cho mở lại. Nếu chưa thể mở lại, thành phố sẽ bố trí các điểm bán lưu động. Các kênh phân phối khác hoạt động bình thường nên lưu chuyển hàng hoá không ảnh hưởng, bảo đảm đủ hàng cho nhu cầu người dân.

Hiện Hà Nội có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn thị trường, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… Hà Nội cũng bố trí 1.920 địa điểm tại các quận, huyện làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới