Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Người nghèo chịu nhiều tác động từ biến đổi khí hậu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Người nghèo chịu nhiều tác động từ biến đổi khí hậu

Văn Nam

(TBKTSG Online) – Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, người nghèo và nông dân sinh sống tại các tỉnh ven biển miền Trung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ là các nhóm đối tượng chịu tác động nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu trong những năm tới.

Trao đổi với TBKTSG Online chiều 6-9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, theo kịch bản mới nhất về các tác động của biến đổi khí hậu, nếu nước biển dâng cao thêm 1 mét, sẽ có khoảng 40 ngàn kí lô mét vuông vùng đồng bằng ven biển bị ngập úng hàng năm.

Theo đó, 10% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động của biến đổi khí hậu và Việt Nam cũng sẽ chịu tổn thất bằng 10% GDP nếu không sớm có các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo thứ trưởng Hà, trong trường hợp xấu nhất khi nước biển dâng cao 3 mét, tổn thất GDP của Việt Nam sẽ là 25% và 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp.

Trên phạm vi rộng hơn, ông Hà cho biết các nước trên thế giới cũng sẽ mất đến 40% sản lượng ngũ cốc vào năm 2040 nếu các nước không sớm có giải pháp giảm nhẹ các tác động xấu của biến đổi khí hậu.

Theo thứ trưởng Trần Hồng Hà, đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành kịch bản thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2015, bộ cũng đang tập trung hoàn thiện các nghiên cứu để đưa ra kịch bản thích ứng với các tác động từ biến đổi khí hậu vào năm 2100.

Tại Hội nghị quốc tế Hợp tác Á – Âu (ASEM) về ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Quảng Ninh trong 2 ngày 6 và 7-9, ông Hà cho hay nhiều đại biểu đến từ nhiều quốc gia tập trung trao đổi các vấn đề về tác động của biến đổi khí hậu, khả năng và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Đặc biệt, hội nghị tập trung bàn về đề án tổng thể và chương trình hành động của Chính phủ về quan hệ Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2010 và định hướng tới 2015, liên quan đến 2 lĩnh vực tài nguyên và môi trường của Việt Nam.

Tháng 12-2008, Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, trong vài năm gần đây, một số nước khu vực châu Âu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới