Thứ Ba, 23/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Người Trung Quốc, châu Phi nhập cảnh trái phép vào TPHCM trốn dịch, tìm việc làm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Người Trung Quốc, châu Phi nhập cảnh trái phép vào TPHCM trốn dịch, tìm việc làm

Đào Loan

(TBKTSG Online) –  Năm 2020, dù số lượng người nước ngoài nhập cảnh giảm trên 90% nhưng số người vi phạm pháp luật tăng cao, chủ yếu là người Trung Quốc và người gốc châu Phi cư trú quá hạn, nhập cảnh trái phép vào TPHCM để du lịch, trốn dịch bệnh, tìm việc làm.

Người Trung Quốc, châu Phi nhập cảnh trái phép vào TPHCM trốn dịch, tìm việc làm
Ông Phạm Ngọc Tiến, Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an TPHCM thông tin về thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam. Ảnh: Đào Loan

Theo ông Phạm Ngọc Tiến, Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an TPHCM, có nhiều trường hợp người Trung Quốc nhập cảnh trái phép qua các đường biên giới phía Bắc sau đó đến TPHCM. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nhiều vụ việc.

Cũng theo ông Tiến, không chỉ năm 2020 mà những năm gần đây, tình trạng người nước ngoài nhập cảnh vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. Trong đó, nhiều người Trung Quốc, Đài Loan lợi dụng những chính sách thông thoáng trong xét duyệt thị thực nhập cảnh, chuyển đổi mục đích để thành lập doanh nghiệp hoặc kết hôn với phụ nữ Việt Nam nhằm được cấp giấy tờ cư trú lâu dài ở Việt Nam.

"Số lượng người nước ngoài sống tại những nước gần Việt Nam đã đến tìm việc làm, lao động trái phép thông qua thị thực (visa) du lịch tăng cao. Khi bị phát hiện, những người này tìm cách hợp thức hóa, bằng nhiều cách như kết hôn với người Việt. Trong 5 năm qua, chúng tôi đã xử lý 502 trường hợp liên quan", ông nói tại hội nghị của ngành du lịch và công an TPHCM vào chiều nay (7-1).

Bên cạnh đó, số người Hàn Quốc nhập cảnh Việt Nam mục đích du lịch nhưng đã ở lại làm ăn, sinh sống cũng gia tăng. Những người này tạo lập cộng đồng người Hàn Quốc đông đảo, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, phát sinh nhiều hoạt động phức tạp ở nhà hàng, quán bar, karaoke, spa thẩm mỹ…

Nhiều người gốc châu Phi và một số quốc tịch khác như Bangladesh, Pakistan… cũng nhập cảnh với mục đích du lịch nhưng lại tìm cách ở lại lao động. "Đã có nhiều người nước ngoài sử dụng giấy tạm trú giả để ở lại Việt Nam", ông Tiến nói.

Nguyên nhân của tình trạng trên được cho là do công tác quản lý và chế tài với các tổ chức bảo lãnh cho người nước ngoài vào Việt Nam còn hạn chế. Một số cơ quan, tổ chức du lịch chưa thực hiện đúng trách nhiệm bảo lãnh, quản lý khách, xử lý cá nhân này còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đề nghị ngành du lịch nghiên cứu, tham mưu xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ về trách nhiệm của các cơ quan/tổ chức bảo lãnh, các doanh nghiệp lữ hành – du lịch.

Thêm vào đó, cơ quan này cũng kiến nghị Chính phủ sớm điều chỉnh, bổ sung nghị định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có nâng mức phạt và hình thức xử lý đối với các cơ quan, tổ chức và người nước ngoài vi phạm.

Số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào TPHCM từ 2016-2020

Theo số liệu từ Phòng quản lý Xuất nhập cảnh, Công an TPHCM, năm 2016 có 73.035 người nhập cảnh, năm 2017 có 217.281 người, năm 2018 có 626.976 người, năm 2019 có 1.641.241 người, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng khách nhập cảnh giảm hơn 90% so với năm 2019.

Mời đọc thêm:

Chuyện của doanh nghiệp lữ hành 'nho nhỏ' trong một năm gian nan

Công ty Du lịch Vietravel có tổng giám đốc mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới