Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Nhà đầu tư cảng ở Đà Nẵng chấp nhận chịu phạt để làm dự án sớm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nhà đầu tư cảng ở Đà Nẵng chấp nhận chịu phạt để làm dự án sớm

Lan Nhi

(TBKTSG Online) – Dự án nâng cấp, cải tạo cảng Tiên Sa (giai đoạn II) của Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng đã hoàn thành và đi vào khai thác từ 2 năm nay, mang lại lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp (có vốn nhà nước). Tuy nhiên, công ty này sẽ bị Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầi tư (KH-ĐT) phạt vì làm dự án theo kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô”.

Nhà đầu tư cảng ở Đà Nẵng chấp nhận chịu phạt để làm dự án sớm
Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) làm ăn có hiệu quả, nhưng "đi tắt đón đầu" xây dựng dự án Ảnh: Nhân Tâm

Dự án nâng cấp, cải tạo cảng Tiên Sa (giai đoạn II), xây dựng thêm 1 cầu cảng 50.000 DWT cho tàu container trọng tải đến 50.00 DWR và tàu khách đến 100.000GT, 1 cầu càng 20.000 DWT có tổng mức đầu tư 1069 tỉ đồng, trong đó doanh nghiệp có gần 36% vốn tự có, phần còn lại là đi vay.  UBND Thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho dự án vào tháng 8-2015, cấp đất… sau đó doanh nghiệp phê duyệt và khởi công dự án tháng 7-2016 và đưa vào khai thác tháng 8-2018.

Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng là một thành viên thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) – doanh nghiệp Nhà nước – nên với tổng mức vốn đầu tư dự án hơn 1.000 tỉ đồng, đây là dự án thuộc danh mục Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2014. Tuy nhiên, dự án này lại tiến hành thực hiện trước khi xin phép và có quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng, được địa phương ủng hộ. Phải đến khi dự án thực hiện được 60% khối lượng và giải ngân hơn 600 tỉ đồng, tức là hai năm sau khi thực hiện (7-2017), Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng mới đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư, với lý do “hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án”.

Như vậy, việc cấp đất, phê duyệt quy hoạch chi tiết của Đà Nẵng trước khi Thủ tướng chấp thuận chủ trương là vi phạm Luật Đầu tư. Luật này quy định: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Mức phạt hành chính là 60 triệu đến 80 triệu đồng đối với hành vi triển khai thực hiện dự án khi chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, Bộ KH-ĐT cũng thừa nhận, quy định của pháp luật lại không ghi rõ việc cấm nhà đầu tư khởi công triển khai dự án trước khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.

Vấn đề là khi dự án ngâng cấp cảng Tiên Sa đã đi được hơn nửa chặng đường, việc Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư chỉ là giải pháp hợp thức hóa các phần việc của dự án, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đây cũng là lý do mà vào tháng 8-2018, Thủ tướng đã yêu cầu kiểm tra quy trình phê duyệt dự án này.

Rất may cho dự án là công trình được hoàn thành nhanh chóng, phù hợp với quy hoạch và chi phí thực hiện được quyết toán thấp hơn 300 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu. Dự án làm ăn có hiệu quả, mang lại lợi nhuận trước thuế hàng năm cho doanh nghiệp là đáng kể (vào năm 2019 là 50 tỉ đồng), trả nợ trước thời hạn. Tức là xét ở một góc độ hiệu quả đầu tư thì dự án nâng cấp cảng Tiên Sa xứng đáng được đánh giá cao.

Bộ KH- ĐT dự kiến trình Thủ tướng phạt chủ đầu tư là Công ty cổ phần cảng Đà Nẵng mức phạt hành chính từ 60-80 triệu đồng, kiểm điểm trách nhiệm của các bên liên quan và khắc phục hậu quả về chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới