Thứ Năm, 30/03/2023, 07:17
27 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Nhà khoa học đề nghị phát triển cây trồng biến đổi gen

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nhà khoa học đề nghị phát triển cây trồng biến đổi gen

Ngọc Hùng

Một cán bộ khoa học đang giới thiệu công dụng của cây bắp biến đổi gen tại một buổi khảo sát, đánh giá cây trồng biến gen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào trung tuần tháng 9 – Ảnh: Ngọc Hùng

(TBKTSG Online) – Việt Nam nằm trong danh sách 26 quốc gia trên thế giới thuộc điểm nóng về an ninh lương thực, theo đó, để giúp đảm bảo an ninh lương thực, Việt Nam cần phát triển mạnh cây trồng biến đổi gen.

>> Năm 2011, Việt Nam sản xuất bắp biến đổi gen

>> Thực phẩm biến đổi gen có mặt gắp nơi

Đó là khẳng định của tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam tại hội thảo “Lợi ích của cây trồng biến đổi gen với an ninh lương thực và phát triển bền vững” do Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM và Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tổ chức tại TPHCM ngày 27-9.

Ông Bửu cho biết, trong đề án an ninh lương thực quốc gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, an ninh lương thực của Việt Nam phải đáp ứng 4 yêu cầu cơ bản là tính sẵn có, tính ổn định, khả năng tiếp cận và tính an toàn thực phẩm.

Ông Bửu cho rằng, nếu theo tiêu chí an ninh lương thực của bộ, cho dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới nhưng chỉ mới đáp ứng an ninh lương thực cấp quốc gia mà chưa đáp ứng an ninh lương thực cấp hộ gia đình.

“Hiện cả nước có khoảng 6,7% dân số (gần 580.000 người) thiếu lương thực, khoảng 1 triệu người dân miền núi quanh năm ăn bắp, khoai mì thay cơm vì khả năng tiếp cận lúa gạo còn hạn chế do thu nhập thấp và cơ sở hạ tầng kém phát triển”, ông Bửu nói.

Tại hội thảo, nhiều nhà khoa học đều đồng ý cây trồng biến đổi gen sẽ giúp Việt Nam giải quyết được bài toán về an ninh lương thực. Song tiến sĩ Nguyễn Du Sanh đến từ Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM nói rằng hiện nay việc nghiên cứu cây trồng biến đổi gen chỉ tập trung tại các viện, trường đại học mà chưa phát triển dưới dạng thương mại, do đó, trong trường hợp cây trồng biến đổi gen được xã hội chấp nhận thì nền công nghệ sinh học nông nghiệp Việt Nam khó có thể đáp ứng được nhu cầu giống cho người dân.

“Nếu cây trồng biến đổi gen giúp Việt Nam giải quyết được an ninh lương thực nhưng lại phụ thuộc nguồn giống từ các công ty giống nước ngoài thì khác nào Việt Nam lại phó thác an ninh lương thực của mình cho người khác quyết định”, ông Sanh nói.

Theo số liệu thống kê của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, hiện có 22 nước trồng cây biển đổi gen với gần 130 triệu héc ta, chủ yếu là bắp, bông vải, đậu tương (đậu nành), giảm được gần 225.000 tấn thuốc trừ sâu các loại, năng suất trung bình tăng từ 5-50%.

Đến năm 2015, theo dự báo, thế giới sẽ có 40 nước cho phép trồng cây biến đổi gen, diện tích lên đến 200 triệu héc ta. Các cây trồng biến đổi gen được trồng chủ yếu là bắp, đậu tương, bông vải, thuốc lá, cà tím, lúa, cà chua, đu đủ, củ cải đường, khoai lang.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới