Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Nhà nước bán 71% vốn tại Hanel

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nhà nước bán 71% vốn tại Hanel

Lan Nhi

Nhà nước bán 71% vốn tại Hanel
Khu công nghiệp Sài Đồng B của Hanel tại Hà Nội. Ảnh:TL

(TBKTSG Online) – Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố bán đấu giá 19,1 triệu cổ phần của Công ty điện tử Hanel ra công chúng vào ngày 14-4, giảm tỉ lệ sở hữu Nhà nước tại công ty điện tử lâu đời này từ 100% xuống còn 29%.

HNX mới công bố sẽ tổ chức phiên đấu giá 19,1 triệu cổ phần của Hanel trong đợt IPO lần thứ nhất vào ngày 14-4. Đây là đợt bán đấu giá của một công ty điện tử nhà nước vốn trước đây rất có tên tuổi tại thị trưởng sản xuất đồ điện từ và linh kiện điện tử trong nước.

Sau làn sóng xâm nhập của các tập đoàn điện tử nước ngoài vào Việt Nam, Hanel không còn tiếng tăm như trước nhưng vẫn hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, kinh doanh thương mại, đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực điện tử. Hanel hiện là nhà phân phối sản phẩm Samsung tại Việt Nam (phân phối màn hình AOC lớn nhất tại Việt Nam), và có tham gia nhiều dự án lớn như dự án cân điện tử kiểm tra trọng tải xe cho Tổng cục đường bộ Việt Nam, cung cấp hệ thống công nghệ thông tin cho Bộ GTVT và một số bộ ngành, dự án khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội với diện tích 43,4 ha, dự án thông quan nội địa thành phố Hà Nội…

Tuy nhiên, các dự án này chưa phải là lực hút các nhà đầu tư đối với Hanel vì sức cạnh tranh của Hanel trong lĩnh vực công nghệ thông tin ngày một đi xuống. Các dự án mà Hanel đang thực hiện hầu hết là các dự án của bộ, ngành hoặc nhà nước.

Tuy nhiên, điểm có thể hấp dẫn nhà đầu tư là Hanel đang quản lý, sử dụng một số nhà đất tại nhiều địa điểm trong nội thành Hà Nội, như tại Đại La, Khương Thượng, Hàng Bông, Chùa Bộc, Khu công nghiệp Sài Đồng B và hàng loạt các lô đất tại nhiều địa chỉ lớn khác để xây dựng các dự án công trình hỗn hợp, văn phòng và nhà ở cao tầng.

Trước cổ phần hóa, doanh thu hàng năm của Hanel tăng trưởng chậm: từ mức 619 tỉ đồng (2012) lên 626 tỉ (2013) và 884 tỉ (2014).

Tại thời điểm 1/2015, khi Hanel chốt số liệu để IPO, công ty này có vốn điều lệ là 1.925 tỉ đồng. Dự kiến, Hanel sẽ bán cho cổ đông chiến lược 61% cổ phần, và phần còn lại bán ưu đãi cho người lao động, với giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần. Sau cổ phần hóa, nhà nước sẽ chỉ còn giữ 29% vốn điều lệ.

Sau đó, Hanel sẽ tiếp tục hoạt động trong các lĩnh vực nói trên bằng việc triển khai các dự án như: dự án truyền hình qua Internet (IPTV), dự án sàn giao dịch vận tải và sàn giao dịch thương mại điện tử nông nghiệp…

Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng của Hanel sau cổ phần hóa khá thấp. Năm 2016, doanh nghiệp chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng 5%. Trong giai đoạn 2017-2020, tổng doanh thu dự kiến đạt từ 730 tỉ đến 1.096 tỉ; lợi nhuận sau thuế từ 26,4 tỉ đến 202,2 tỉ; và tỉ lệ trả cổ tức cũng không đặt cao, từ 4,6% đến 6,7% trong cùng thời kỳ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới