(KTSG Online) – Bộ Công Thương cho biết, hàng hóa nhập vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải đáp ứng nhiều điều kiện chặt chẽ hơn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm, lượng phát thải…. Các quy định mới này vừa được EU ban hành trong quí 3 năm nay.
Theo tổng hợp của Bộ Công Thương, kể từ quí 3-2021 và đầu năm 2022, hàng hóa vào EU, trong đó có hàng xuất khẩu từ Việt Nam như thực phẩm, máy móc…phải tuân thủ thêm các điều kiện sau:

(1) Quy định (EU) 2021/1110 ban hành ngày 6-7-2021, về việc sửa đổi Phụ lục II và III của Quy định (EC) số 396/2005 của Nghị viện châu Âu và của Hội đồng châu Âu liên quan đến mức dư lượng tối đa đối với ametoctradin, bixafen, fenazaquin, spinetoram, tefluthrin và thiencarbazone-methyl trong hoặc trên một số các sản phẩm thực phẩm. Sửa đổi này áp dụng từ 27/1/2022. Xem chi tiết mức dư lượng quy định cho từng mặt hàng cụ thể tại:
https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/…
(2) Ngày 14-7-2021, Ủy ban châu Âu đã ban hành Đề xuất Quy định của Nghị viện và hội đồng châu Âu về thiết lập cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (carbon border adjustment mechanism – CBAM). CBAM sẽ có hiệu lực đầy đủ vào ngày 1-1-2026. Từ ngày 1-1-2023, các điều khoản chuyển tiếp sẽ áp đặt nghĩa vụ báo cáo đối với nhà nhập khẩu khi họ nhập khẩu hàng hóa có liên quan. Dưới nghĩa vụ này, nhà nhập khẩu cần phải báo cáo với Cơ quan quốc gia nhập khẩu tổng khối lượng hàng hóa liên quan được nhập khẩu và phát thải bao hàm liên quan và bất kỳ giá carbon phải trả tại nước xuất xứ. Tham khảo đầy đủ Đề nghị Quy định này tại:
https://ec.europa.eu/…/carbon_border_adjustment…
(3) Ngày 15-7-2021, Ủy ban Châu Âu ban hành Quy định thực thi mới số 2021/1165 (Commission Implementing Regulation (EU) 2021/1165) về việc ban hành danh mục các sản phẩm, các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Quy định định mới này thay thế Quy định của Ủy ban Châu Âu (EC) số 889/2008 về việc Quy định chi tiết về sản xuất hữu cơ và dán nhãn các sản phẩm hữu cơ liên quan đến sản xuất, dán nhãn và kiểm soát hữu cơ (Regulation (EC) No 889/2008).
https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/…
(4) Ngày 10-8, EU ra thông báo sửa đổi quy định số 1881/2006 liên quan đến quy định mức tối đa của chất cadmium có trong một số thực phẩm nhất định như rau, củ quả và gạo, thịt. Xem chi tiết qua đường link sau:
https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/…
(5) Quy định (EU) số 2021/1378, ngày 19-8- 2021 đưa ra các quy tắc nhất định liên quan đến giấy chứng nhận cấp cho các nhà khai thác, nhóm các nhà khai thác và nhà xuất khẩu ở các nước thứ ba liên quan đến việc nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ và chuyển đổi vào Liên minh và thiết lập danh sách các cơ quan kiểm soát và cơ quan kiểm soát được công nhận phù hợp với Quy định (EU ) 2018/848 của Nghị viện châu Âu và của Hội đồng châu Âu. Chi tiết tham khảo tại:
https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/…
(6) Quy định số 2021/1408 ban hành ngày 27-8-2021 v/v sửa đổi quy định (EC) No 1881/2006 quy định mức tối đa chất tropane alkaloids trong một số loại thực phẩm. Thông tin chi tiết có thể xem tại đường link:
https://eur-lex.europa.eu/eli/reg/2021/1408/oj
(7) Quy định (EU) 2021/1531, ngày 17-9-2021 quy định các chất aclonifen, acrinathrin, bacillus pumilus QST 2808, ethirimol, penthiopyrad, picloram và pseudomonas sp. strain DSMZ 13134 có trong một số sản phẩm thực phẩm. Thông tin chi tiết có thể xem tại đường link:
https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/…
(8) Quy định EC 2021/1807 sửa đổi quy định No 396/2005 của EU về dư lượng tối đa chất acibenzolar-S-methyl, aqueous chiết xuất từ hạt nẩy mầm của cây Lupinus albus ngọt, azoxystrobin, clopyralid, cyflufenamid, fludioxonil, fluopyram, fosetyl, metazachlor, oxathiapiprolin, tebufenozide and thiabendazole ở một số sản phẩm thực phẩm. Thông tin chi tiết có thể xem tại:
https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/…
(9) Quy định (EU)2021/1703 ngày 13-7-2021 sửa đổi Quy định (EU) 2020/692 liên quan đến các yêu cầu đối với sức khỏe động vật khi các sản phẩm có nguồn gốc động vật trong các sản phẩm tổng hợp nhập vào EU. Xem chi tiết tại đây:
https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/…
Để tránh hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường lớn thứ hai thế giới, các doanh nghiệp Việt phải nghiên cứu và điều chỉnh các điều kiện hàng hóa theo quy định mới của EU, để tránh bị trả về, gây thiệt hại kinh tế.