Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Nhân dân có 2 tháng để góp ý dự thảo Bộ luật hình sự

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nhân dân có 2 tháng để góp ý dự thảo Bộ luật hình sự

Quang Chung

Nhân dân có 2 tháng để góp ý dự thảo Bộ luật hình sự

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngoài cơ quan Nhà nước, các tổ chức chuyên môn, Liên đoàn luật sư và Hội Luật gia Việt Nam cần vào cuộc tích cực trong lần lấy ý kiến này.

Ảnh: website Bộ Tư pháp

(TBKTSG Online) – Thời gian lấy ý kiến nhân dân – góp ý cho dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi (BLHS) bắt đầu từ ngày 15-7-2015 và kết thúc vào ngày 14-9-2015, theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Chiều 15-7-2017, Chính phủ đã tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo BLHS.

Theo Nghị quyết (số 972/NQ-UBTVQH13, mục đích của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của nhân dân, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời Hiến pháp để BLHS đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

Thời gian lấy ý kiến nhân dân bắt đầu từ ngày 15-7-2015 và kết thúc vào ngày 14-9-2015. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân được tổ chức rộng rãi, khoa học, công khai, bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm. Ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác và nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc.

Đối tượng lấy ý kiến bao gồm các tầng lớp nhân dân trong nước và cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Các hình thức lấy ý kiến gồm: góp ý trực tiếp bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp; các hình thức phù hợp khác.

Đồng thời, theo Quyết định (1076/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ – ban hành Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo BLHS – nội dung lấy ý kiến nhân dân là gồm toàn bộ dự thảo BLHS.

Tuy nhiên, Chính phủ mong muốn được nhân dân góp ý cho một số vấn đề quan trọng như:

– Trách nhiệm hình sự của pháp nhân và loại tội pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự;

– Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và các biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội;

– Việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội;

– Quy định không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình trong một số trường hợp;

– Quy định không giảm án đối với người bị kết án tử hình nhưng được ân giảm xuống tù chung thân;

– Chuyển đổi hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn…

Theo quyết định này, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cáo cho Bộ Tư pháp về quá trình tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến dự thảo BLHS; và Bộ Tư pháp có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến trước ngày 23-9-2015.

Tại lễ công bố, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngoài các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các địa phương… thì các tổ chức chuyên môn Liên đoàn luật sư và Hội Luật gia Việt Nam cần vào cuộc tích cực trong lần lấy ý kiến nhân dân này.

Dự kiến, sau đợt lấy ý kiến này thì dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII.

Xem thêm:

Sửa luật hình sự cần lưu ý quyền con người

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới