Thứ Ba, 23/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị mất: Vẫn có thể lấy lại được

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị mất: Vẫn có thể lấy lại được

Thùy Dung

Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị mất: Vẫn có thể lấy lại được
Các đơn vị có liên quan tranh luận trong buổi tọa đàm – Ảnh: Thùy Dung

(TBKTSG Online) – Trong trường hợp nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý của các sản phẩm nông sản trong nước bị mất do doanh nghiệp nước ngoài đăng ký thành nhãn hiệu của họ, về nguyên tắc các doanh nghiệp vẫn có thể lấy lại được nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý này bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, việc đòi lại thương hiệu không hề đơn giản.

Tại buổi tạo đàm “Các nhà khoa học với việc bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam” diễn ra sáng 8-11, các nhà khoa học cùng đại diện các ngành liên quan đã đến tham dự và thảo luận về những biện pháp để tránh tình trạng bị “cướp” nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông sản nổi tiếng trong nước.

Theo ông Tạ Quang Minh – Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, có nhiều cách để lấy lại nhãn hiệu đã bị mất như tiến hành các thủ tục để có thể đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đã được đăng ký của người khác và đăng ký nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, thủ tục này chỉ thành công nếu như tìm được chứng cứ chứng minh rằng nhãn hiệu của họ không thỏa mãn tiêu chuẩn bảo hộ; chủ nhãn hiệu thực hiện đăng ký nhãn hiệu với mục đích không lành mạnh hoặc nhãn hiệu đó không được sử dụng trong một thời gian dài.

Ngoài ra, theo ông Minh, có thể thỏa thuận mua lại nhãn hiệu với chủ nhãn hiệu hoặc ngoại giao để chủ nhãn hiệu xin từ bỏ nhãn hiệu, mở đường cho đăng ký nhãn hiệu theo thủ tục quy định. Tuy nhiên, phương án này cần phải có sự tham gia của nhiều cơ quan và thủ tục rất phức tạp.

“Thực tiễn cũng cho thấy một số nhãn hiệu của Việt Nam đã bị đăng ký trước ở thị trường nước ngoài, nhưng sử dụng biện pháp ngoai giao để đòi lại cũng không dễ dàng thực hiện”, ông Minh cho hay.

Ông Nguyễn Văn Bẩy, thuộc Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cho hay, cần phải xác định rõ các thuật ngữ “thương hiệu” và “nhãn hiệu” hoặc “chỉ dẫn địa lý”. Theo đó, nói đến chỉ dẫn địa lý là nói đến trách nhiệm và sở hữu của nhà nước. Nhà nước có thể giao cho người dân sử dụng nhưng trách nhiệm bảo vệ phải là các cơ quan có liên quan của nhà nước . Còn nếu tiếp cận thuật ngữ thương hiệu (như cà phê Trung Nguyên) thì trách nhiệm bảo vệ thương hiệu lại thuộc về doanh nghiệp và nhà nước không liên quan đến trách nhiệm này.

Ông Minh khảng định trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu nhằm nâng cao giá trị cho nông sản Việt Nam trở nên vô cùng quan trọng. Để xây dựng thương hiệu cho nông sản, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho nông sản đó. Việc đăng ký này chỉ là cơ sở, là điều kiện ban đầu để thương hiệu nông sản được xây dựng và phát triển thông qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng kênh thương mại sản phẩm…

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ, mặc dù trên cả nước có khoảng hơn 800 sản phẩm nông sản nổi tiếng nhưng mới chỉ đặt được nền móng ban đầu là đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm. Trong đó mới chỉ có 59 nhãn hiệu tập thể (chiếm 7,3%), 12 nhãn hiệu chứng nhận (1,5%), 24 chỉ dẫn địa lý (3%) được đăng ký bảo hộ, việc xây dựng và phát triển thương hiệu thực chất vẫn chưa được để tâm đến nhiều.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới