Chủ Nhật, 26/03/2023, 22:09
29 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Nhập khẩu đường: giãn hay ngừng?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nhập khẩu đường: giãn hay ngừng?

Vũ Thùy Dung

(TBKTSG Online) – Trong buổi họp báo ngày 13-5, Bộ Công thương đã đề xuất các giải pháp giãn tiến độ nhập khẩu đường nhưng Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng chưa đủ.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sản lượng đường niên vụ 2010-11 ước đạt 1,1 triệu tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước vào khoảng 1,4 triệu tấn.

Bộ này đánh giá, lượng đường tồn kho tính đến ngày 15-4 vào khoảng 525.000 tấn, không phải là tồn kho ứ đọng vì đường là mặt hàng sản xuất theo mùa vụ nhưng được sử dụng cả năm, trong khi đó lượng đường tiêu thụ trong 4 tháng đầu năm 2011 ở mức khá cao đạt 468.000 tấn, tăng 80.000 tấn so với cùng kỳ năm 2010. Theo đánh giá này, Bộ Công thương giữ nguyên mức hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2011 là 250.000 tấn.

Tuy nhiên, do nhận thấy các nhà máy đường đang gặp phải những khó khăn như lãi suất cao; phương thức tiêu thụ đường chưa hiệu quả; và cạnh tranh khắc nghiệt với đường nhập lậu nên Bộ Công thương đã đề xuất những giải pháp sau: các nhà máy tạm dừng nhập khẩu theo giấy phép được cấp đối với các hợp đồng đã ký kết nhưng chưa thanh toán mà không phải đền bù và không ký thêm các hợp đồng nhập khẩu mới; các doanh nghiệp kinh doanh thương mại chưa ký tiếp các hợp đồng mới, giãn tiến độ nhập khẩu đối với các hợp đồng đã ký đến hết tháng 7 năm 2011; các doanh nghiệp sử dụng nhiều đường nên tập trung ưu tiên dùng đường trong nước và cân nhắc tiến độ nhập khẩu phù hợp.

Bộ Công thương sẽ phối hợp với các bộ chức năng và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra và ngăn chặn tình trạng nhập lậu đường.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, những biện pháp mà Bộ Công thương đưa ra là chưa đủ và vẫn khiến doanh nghiệp trong ngành mía đường “bức xúc”.

Theo ông Long, thị trường mía đường năm nay đang rất ảm đạm chủ yếu do yếu tố tâm lý. Các doanh nghiệp thương mại cho rằng nguồn cung đường lớn nên họ mua rất cầm chừng. Trong khi đó, nhà máy sản xuất đường lại đang phải chịu “thiệt hại kép”: lãi suất cao, giá thành giảm và gánh nặng tồn kho. Ông Long cho biết “trước khó khăn về mặt tài chính, nhà máy đường càng bán, các doanh nghiệp thương mại càng không mua nên giá đường bán ra lại càng giảm”.

Theo ông Long, hiện nay đã gần đến tết Trung Thu, thời điểm các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo mua đường dự trữ với khối lượng lớn, nhưng năm nay, họ gần như “án binh bất động” nhằm nghe ngóng thị trường. “Nếu các doanh nghiệp này biết vẫn còn hạn ngạch nhập khẩu thì chắc chắn giá thành còn giảm nữa”, ông Long chia sẻ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới