Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Nhật Bản đưa vào hoạt động tàu siêu tốc Chim ưng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nhật Bản đưa vào hoạt động tàu siêu tốc Chim ưng

Chánh Tài

Tàu siêu tốc Chim ưng có tốc độ tối đa 300km/giờ với các khoang hạng sang. Ảnh AFP/ Getty Images

(TBKTSG Online) – Tàu siêu tốc mới nhất của Nhật Bản có tên gọi Hayabusa (Chim ưng) với tốc độ 300km/giờ ngày 5-3 đã chính thức vận hành trên tuyến đường sắt cao tốc mới Tokyo – Aomori.

Nhật Bản đã xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc hiện đại (hay còn gọi là Shinkansen) từ thập niên 1960, đan xen khắp quốc đảo.

Tàu siêu tốc Chim ưng có mũi dài bẹp với những khoang tàu sang trọng, bắt chước khoang hạng thương gia trong ngành hàng không. Tàu khởi hành hai chuyến mỗi ngày đi từ Tokyo đến Aomori, vùng phong cảnh sông nước đẹp nằm phía bắc của đảo Honshu mà trước đây nằm ngoài bản đồ đường sắt cao tốc của Nhật Bản. Tổng cộng hành trình 675km giữa Tokyo và Aomori chỉ mất 190 phút.

Với giá vé 320 đô la Mỹ cho hành trình một chiều Tokyo – Aomori, hành khách khoang hạng sang sẽ tận hưởng được sự tiện nghi cao cấp, bao gồm ghế nằm ngửa bọc da và được một nhân viên phục vụ thức ăn, nước uống.

Đến năm 2012, tốc độ của Chim ưng sẽ được nâng lên 320km/giờ để trở thành con tàu có tốc độ nhanh nhất Nhật Bản. Ông Mutsutake Otsuka, Chủ tịch Công ty đường sắt đông Nhật Bản, nhấn mạnh sự tinh tế về kỹ thuật của Chim ưng: “Bằng khả năng tốt nhất, chúng tôi sẽ cố gắng cải thiện sự thoải mái, an toàn cho hành khách đi trên tàu Chim ưng cũng như tính thân thiện với môi trường, không chỉ là tốc độ của nó”.

Chiếc tàu có mũi dài và bẹp này hoạt động trên tuyến Tokyo – Aomori hai chuyến mỗi ngày. Ảnh: AFP/Getty Images
Với giá vé 320 đô la Mỹ, khách có thể tận hượng khoang hạng sang như máy bay, có nhân viên phục vụ riêng. Ảnh AFP/Getty Images
Năm sau, tàu siêu tốc Chim ưng sẽ được nâng tốc độ tối đa lên 320km/giờ: Ảnh Reuters

Các tàu siêu tốc hoạt động nhiều chuyến mỗi ngày và cực kỳ đúng giờ từ lâu là sự lựa chọn ưa thích cho du khách hơn là máy bay.

Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản nói chung và các công ty đường sắt nói riêng đang vật lộn với vấn dân số giảm và ngày càng già cũng như nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm xuống nên chính phủ và ngành đường sắt đang tích cực tìm cách thúc đẩy chuyển giao công nghệ tàu cao tốc ra nước ngoài.

Trước đây, Nhật Bản đã bán công nghệ Shinkansen cho Đài Loan và hy vọng sẽ nắm bắt các thị trường khác, chẳng hạn như Brazil, Việt Nam và kể cả Mỹ nhưng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất tàu siêu tốc tại Trung Quốc, Pháp và Đức.

Nhật Bản tự hào về tính an toàn tàu cao tốc của nước này. Mặc dù hoạt động tại một nước dễ bị động đất nhưng cho đến nay không có hành khách bị chết do trật bánh hoặc va chạm.

(Theo AFP)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới