Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Nhiều doanh nghiệp trong KCX-KCN đóng cửa

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nhiều doanh nghiệp trong KCX-KCN đóng cửa

Quốc Hùng

Nhiều doanh nghiệp trong KCX-KCN đóng cửa
Tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong KCX-KCN trên địa bàn TPHCM vẫn còn nhiều khó khăn. Trong ảnh là công nhân của một doanh nghiệp trong KCX Tân Thuận đang làm việc -Ảnh minh họa: Hùng Lê

(TBKTSG Online) – Nhiều doanh nghiệp trong các khu chế xuất (KCX) và khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn TPHCM ngưng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất trong năm nay, khi mà tình hình kinh tế chưa cải thiện nhiều.

>>> Nhiều doanh nghiệp trong KCX-KCN thấm đòn khó khăn

Theo thống kê mới nhất của Ban Quản lý các Khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM (Hepza), tính từ đầu năm đến nay có 20 doanh nghiệp khó khăn phải tạm ngưng hoạt động hoặc ngưng hoạt động. Trong đó có 13 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 18,379 triệu đô la Mỹ và 7 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đầu tư 122,8 tỉ đồng.

Cùng thời gian này trong các KCX-KCN có 32 doanh nghiệp thanh lý trước thời hạn, bao gồm 5 doanh nghiệp FDI (di dời đến địa chỉ khác ngoài KCN) với vốn đầu tư 6 triệu đô la Mỹ, 27 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 2.077 tỉ đồng.

Theo Hepza, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các KCX-KCN trên địa bàn TPHCM vẫn còn nhiều khó khăn. So với năm ngoái, số lượng doanh nghiệp thanh lý dự án trước thời hạn cao hơn gấp đôi. (Năm 2012 chỉ có 15 doanh nghiệp thanh lý trước thời hạn). Đa số các doanh nghiệp thanh lý dự án trước thời hạn là do hoạt động không hiệu quả, nên phải thu hẹp quy mô sản xuất, không tiếp tục triển khai dự án tại KCN. Các doanh nghiệp này hoạt động sản xuất chủ yếu thuộc các ngành cơ khí và hóa nhựa.

Ngoài ra, theo báo cáo của Hepza, tính từ đầu năm đến nay có 35 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành như vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, thiết bị điện, hàng may mặc… gặp khó khăn phải cắt giảm 20-30% công suất. Trong số này có 15 doanh nghiệp FDI và 20 doanh nghiệp trong nước.

Do nhiều doanh nghiệp giảm quy mô, ngưng hoạt động hoặc giải thể trước thời hạn này dẫn đến hơn 1.770 lao động đang làm việc tại khu vực này phải bị mất việc làm trong năm nay.

Tương tự, theo Hepza kim ngạch nhập khẩu của các KCX-KCN trong năm nay ước chỉ đạt 3,8 tỉ đô la Mỹ, tăng 7% so với năm  2012, đạt 92,68% kế hoạch. Nguyên nhân theo Hepza là do nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước gặp khó khăn về thị trường, không có đơn hàng, chi phí sản xuất đầu vào tăng cao nên tạm ngưng, giãn tiến độ sản xuất hoặc thu hẹp sản xuất, do đó cũng ngưng hoặc giảm nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất.

Các KCX mua hàng hóa, nguyên liệu sản xuất từ thị trường nội địa cũng chỉ đạt khoảng 250 triệu đô la Mỹ, giảm 30% so với năm 2012. Các loại hàng hóa, nguyên liệu sản xuất nội địa chủ yếu là: chỉ, sợi, cao su, gỗ, sắt thép, bao bì, nông sản…

Mặc dù một số doanh nghiệp khó khăn như nói trên nhưng theo Hepza kim ngạch xuất khẩu của các KCX-KCN trong năm nay vẫn đạt 100% kế hoạch đề ra, ước đạt 5,1 tỉ đô la Mỹ, tăng 13% so với năm 2012. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCX-KCN này theo Hepza là nhờ nhiều doanh nghiệp FDI có chiến lược kinh doanh tốt, kinh nghiệm về thị trường, đối tác ổn định nên tiếp tục có sự tăng trưởng nhẹ.

Tính đến nay, tại các KCX-KCN trên địa bàn TPHCM có 1.275 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 7,781 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 504 dự án, vốn đầu tư đăng ký 4,715 tỉ đô la Mỹ; dự án có vốn đầu tư trong nước là 771 dự án, vốn đầu tư đăng ký 46.000 tỉ đồng.

Trong tổng số 1.275 dự án đầu tư còn hiệu lực, có 1.063 dự án đang hoạt động; 23 dự án đang xây dựng cơ bản; 65 dự án chưa triển khai; 35 dự án tạm ngưng hoạt động, 64 dự án ngưng hoạt động, 25 dự án đang thực hiện giải thể.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới