Thứ Sáu, 24/03/2023, 08:15
26 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Nhiều lưu ý khi đầu tư sang Myanmar

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nhiều lưu ý khi đầu tư sang Myanmar

Thành Hoa

Nhiều lưu ý khi đầu tư sang Myanmar
Ông Edwin Vanderbruggen, giám đốc cao cấp công ty luật VDB Loi (ngoài cùng bên trái) trao đổi với đại diện các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề môi trường kinh doanh và đầu tư vào Myanmar – Ảnh: Thành Hoa

(TBKTSG Online) – Đánh giá về tiềm năng đầu tư tại Myanmar, ông Barry David Weisblatt, giám đốc điều hành, giám đốc khối nghiên cứu và đào tạo Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) cho biết, Myanmar là mỏ vàng cuối cùng ở châu Á. Tuy nhiên, việc khai thác mỏ vàng này không phải là một chuyện dễ dàng đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư vào quốc gia này.

Đó là những nhận định được ông Barry David Weisblatt trình bày tại hội thảo “Giới thiệu về môi trường kinh doanh và đầu tư vào Myanmar” sáng nay ở TPHCM.

Ông Nguyễn Thế Hưng, Phó giám đốc phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cho biết, những năm gần đây Myanmar là một trong những thị trường mục tiêu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Từ năm 2011 khi Myanmar hoàn toàn mở cửa kinh tế, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar tăng gần 67%, năm 2012 tăng 42%, đặc biệt năm 2013 tăng 94%. Năm 2014 tổng kim ngạch của Việt Nam – Myanmar đã đạt được trên 480,65 triệu đô la Mỹ, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Myanmar đạt 345,9 triệu đô la Mỹ, tăng 51% so với năm 2013, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Myanmar đạt 134,8 triệu đô la Mỹ, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2015 này hai nước phấn đấu đạt kim ngạch thương mại hai chiều 500 triệu đô la Mỹ. Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam sang Myanmar gồm: các sản phẩm từ sắt thép, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, sắt thép các loại, kim loại… Việt Nam hiện là nước đầu tư lớn thứ 9 tại Myanmar với 33 dự án, với tổng giá trị 688,6 triệu đô la Mỹ.

Theo ông Edwin Vanderbruggen, Giám đốc Cao cấp công ty luật VDB Loi, bên cạnh những tiềm năng khi đầu tư vào thị trường Myanmar các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến những rủi ro có thể gặp phải tại thị trường này.

Các chính sách phát triển của nước này cứ 6 tháng lại có sự thay đổi vì thế các nhà đầu tư cần phải cập nhật liên tục các chính sách mới do chính quyền sở tại ban hành.

Về cấp phép xây dựng không như các nước khác cấp một lần cho cả công trình, Myanmar chỉ cấp một lần cho một tầng của tòa nhà, nếu muốn xây lên cao lại phải tiếp tục xin giấy phép.

Vấn đề lệ làng ở đây cũng khắt khe, nếu một doanh nghiệp đầu tư muốn xây dựng một nhà máy thì sau khi có giấy phép vẫn phải thông qua ý kiến của các hộ dân sống xung quanh công trình đó, “ít nhất phải hỏi ý kiến của 30 đến 40 hộ dân sống quanh khu vực đó trước khi khởi công xây dựng”, ông Edwin Vanderbruggen cho biết.

Nếu không làm vậy trong quá trình xây dựng công trình chỉ cần một hộ dân không đồng ý, gửi đơn lên chính quyền sở tại trình báo công trình đó làm ảnh hưởng đến đời sống của họ là chính quyền yêu cầu dừng ngay việc thi công. Theo ông Edwin Vanderbruggen thì hiện tại ở Yangon (thành phố lớn nhất ở Myanmar) có tới 5 công trình do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện bị đình trệ vì người dân thưa kiện, trong đó có các dự án kinh phí lên tới mấy trăm triệu đô la Mỹ.

Ngoài ra còn vấn đề khác như thuê đất và sử dụng đất tại Myanmar cũng có rất nhiều điều phức tạp. Đất nông nghiệp ở đây chỉ để làm nông, không được chuyển đổi mục đích sử dụng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới