Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Nhiều ngân hàng trung ương châu Á can thiệp tỷ giá hối đoái

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nhiều ngân hàng trung ương châu Á can thiệp tỷ giá hối đoái

Phúc Minh

Quảng cáo đổi tiền tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) – Nhiều ngân hàng trung ương châu Á ra tay can thiệp tỷ giá hối đoái để kiểm soát tình trạng đô la Mỹ suy yếu dẫn đến tiền tệ của các nước này tăng giá.

Các nước châu Á lo sợ đô la Mỹ suy yếu, cũng như dự đoán xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh có thể thúc đẩy Bắc Kinh tăng giá nhân dân tệ, kéo tiền tệ của các nước châu Á tăng giá. Vì vậy, ngân hàng trung ương các nước Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Singapore đã mua đô la Mỹ để ngăn chặn tiền tệ trong nước tăng lên.

Nhà chiến lược tỷ giá hối đoái Win Thin của ngân hàng Brown Brothers Harriman nói: “Việc các ngân hàng trung ương châu Á can thiệp thị trường tiền tệ là không đáng ngạc nhiên vì các nước châu Á luôn cảm thấy không an toàn về sự phục hồi kinh tế của mình”.

Theo ông Win Thin, trong tháng 12-2009, nhiều ngân hàng trung ương không can thiệp thị trường vì lúc đó đô la Mỹ đang tăng, thị trường đã thay họ làm việc trên. Đến tháng 1-2010, người dân các nước phương Tây đi làm việc lại sau kỳ nghỉ năm mới, dòng tiền lại chảy vào các nền kinh tế mới nổi.

Từ đầu tháng đến nay, đồng won so với đô la Mỹ đã tăng 4%, biểu hiện tốt nhất trong các loại tiền tệ tại châu Á. Tỷ giá hối đoái hiện nay là 1 đô la Mỹ ăn 1.114,9 won, cao nhất trong hơn 15 tháng qua. Một trong những lý do khiến đồng won tăng giá là các nhà đầu tư nước ngoài tăng mua trái phiếu của Hàn Quốc.

Nhà chức trách Hàn Quốc đang cố gắng để ngăn chặn đồng won tăng lên. Một quan chức cấp cao của Bộ Kế hoạch và Tài chính Hàn Quốc phát biểu về việc mua đô la Mỹ: “Nếu cần thiết, nhà chức trách Hàn Quốc sẽ hành động để ngăn chặn đồng won tăng giá”. Người phụ trách bộ phận tài chính quốc tế của Bộ Kế hoạch và Tài chính Hàn Quốc, Kim Ik-joo, nói: “Chúng tôi giám sát chặt chẽ tỷ giá hối đoái và nếu cần sẽ có biện pháp thích hợp”.

Một số nhà phân tích cho rằng trong năm 2010, tốc độ tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ chậm lại và đồng won sẽ tăng cao.

Indonesia cũng cố gắng ngăn chặn đồng rupiah tăng giá. Rupiah so với đô la Mỹ tăng 1% trong ngày 11-1. Tính từ đầu tháng đến nay, rupiah so với đô la Mỹ tăng 3%, là đồng tiền có biểu hiện tốt thứ 2 tại châu Á. Ngân hàng Trung ương Indonesia cho biết sẽ tiếp tục mua đô la Mỹ để kìm chế sự tăng giá của đồng rupiah.

Cục quản lý tài chính của Singapore cũng đã mua vào đô la Mỹ khi đô la Singapore so với đô la Mỹ tăng cao nhất trong tháng vừa qua.

Cùng thời điểm, các ngân hàng nhà nước của Ấn Độ cũng mua đô la Mỹ khi rupee so với đô la Mỹ tăng 1%, cao nhất trong hơn 15 tháng qua.

Lo lắng tỷ giá hối đoái tăng lên không chỉ xuất hiện tại các thị trường mới nổi, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ ngày 11-1 cho biết sẽ ra tay can thiệp tỷ giá hối đoái, ngăn chặn franc Thuỹ Sĩ so với euro tăng cao.

Ngày 11-1, Canada kêu gọi các nước châu Á thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, Canada dự định sẽ thảo luận vấn đề tỷ giá hối đoái tại các Hội nghị G7, G8 và G20.

Trong khi đó, các quỹ đầu tư tin rằng châu Á sẽ tiếp tục dẫn đầu sự hồi phục kinh tế toàn cầu, các nước khu vực này sẽ thông qua sự can thiệp của ngân hàng trung ương để hạ giá tiền tệ trong nước nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

(theo Reuters)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới