Thứ Sáu, 29/09/2023, 06:30
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Nhiều nhà đầu tư Việt thích nhượng quyền nhưng…

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nhiều nhà đầu tư Việt thích nhượng quyền nhưng…

M.Tâm

Nhiều nhà đầu tư Việt thích nhượng quyền nhưng…
Các nhà đầu tư nhận nhượng quyền thương hiệu chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Minh Tâm

(TBKTSG Online) – Một thực tế đang diễn ra trên thị trường Việt Nam hiện nay là có không ít nhà đầu tư thích nhận nhượng quyền thương hiệu nhưng gần như không có kiến thức, thông tin gì về lĩnh vực này.

Chia sẻ tại hội thảo có chủ đề: “Xây dựng quan hệ nhượng quyền bền vững” diễn ra hôm nay, 4-5, tại TPHCM, ông Phạm Ngọc Liêm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Liêm Thư, chủ sở hữu chuỗi cửa hàng túi xách da Lee&Tee chia sẻ, trong thời gian qua, công ty nhận được 500 hồ sơ xin nhượng quyền thương hiệu cửa hàng Lee&Tee. Đây đều là những người dư dả tài chính, muốn mở cửa hàng cho con, cháu quản lý.

Vậy nhưng, cuối cùng, Công ty Liêm Thư không nhượng quyền cho bất kỳ đơn vị nào. Nguyên nhân là những người có ý định nhận nhượng quyền không có bất kỳ kiến thức, thông tin nào về lĩnh vực này.

Bà Lê Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Công ty cổ phần Thế giới Phân phối, đơn vị sở hữu thương hiệu quán cà phê Viva Star Coffee chia sẻ, khó khăn lớn khi công ty bà nhượng quyền thương quyền là các nhà nhận nhượng quyền thường can thiệp quá sâu vào quá trình điều hành, kiểm soát của công ty. Đó là chưa kể không ít người muốn thay đổi phong cách, nhận diện của thương hiệu mà mình nhận nhượng quyền.

Bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Retail & Franchise Asia chia sẻ, bà đã từng gặp rất nhiều doanh nghiệp đến tư vấn với một thái độ vô cùng háo hức, muốn nhận nhượng quyền thương hiệu ngay và cho rằng “tiền bạc không thành vấn đề”. Nhiều người thì có suy nghĩ, cứ mua thương hiệu, còn chuyện quản trị là việc của người bán thương quyền. Cũng lại có nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bỏ tiền đầu tư, thuê người khác quản lý… Đó là lý do những người mua nhượng quyền không bao giờ hỏi về kế hoạch phát triển của chi nhánh nhận quyền trong tương lai, về sự hỗ trợ của bên nhượng quyền…

Theo bà Vân, đây là những quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ, hoạt động nhượng quyền không đơn giản chỉ là thu phí, trả phí, đầu tư mà đó là một quan hệ giữa những người cùng tìm cơ hội chung để kinh doanh thành công.

Tuy nhiên, thực tế này cũng khá dễ hiểu khi Việt Nam vẫn là một thị trường non trẻ về lĩnh vực nhượng quyền. Những người nhận nhượng quyền chưa có những trải nghiệm thực tế, cũng không có những thông tin, kiến thức một cách chính thống…

xem thêm:

Thị trường nhượng quyền ở VN vẫn ở giai đoạn gieo hạt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới