Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Những bước chân thầm lặng gieo mầm nhân ái trong chuỗi ngày gian khó

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Những bước chân thầm lặng gieo mầm nhân ái trong chuỗi ngày gian khó

Thủy Ly

Từ khi dịch Covid-19 bùng nổ đến nay, đã hơn 5 triệu người nhiễm bệnh và hơn 300.000 người tử vong trên thế giới, cuộc sống thường nhật đảo lộn và cũng là lúc mà hàng triệu người đã phải gác lại cuộc sống gia đình và những điều riêng của bản thân để góp sức mình cho cộng đồng chống dịch.

Đó không chỉ là những y bác sĩ, tình nguyện viên tuyến đầu, mà còn những “anh hùng thầm lặng” hằng ngày hiển hiện trong cuộc sống… Nghĩa cử của họ còn giúp mỗi người trong chúng ta nhận thức rõ hơn về vai trò của mỗi cá nhân trong phòng chống dịch, đó chính là gieo mầm nhân ái cho cộng đồng.

Cứ cho đi và đừng nghĩ xa xôi

Có một người nông dân ở Lai Châu, cứ đều đặn vào sáng sớm những ngày đầu tháng 4, anh mang nông sản tươi tự trồng đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh – từng là khu cách ly dịch bệnh – để tặng cho các bệnh nhân nghèo và y bác sĩ. Anh cho biết, đoạn đường hàng chục cây số từ nhà đến bệnh viện với chiếc xe máy chất đầy nông sản chưa bao giờ khiến anh nản lòng. “Nông dân tụi mình có gì ngoài nông sản đâu, nên có gì tụi mình  góp đó, thấy ai cần mà mình cho được là vui lắm rồi ”, anh Trường chân tình chia sẻ. Cho đi bằng tất cả những gì mình có, chẳng phải  là một “hạt giống” suy nghĩ đáng quý trong những ngày khó khăn đó sao?

Những bước chân thầm lặng gieo mầm nhân ái trong chuỗi ngày gian khó
Anh Trường – người đang gieo trồng những hạt mầm nhân ái mỗi ngày.

Người có của góp của, người có sức góp sức, nếu anh Trường góp số rau cải tự trồng thì anh Thạnh – tài xế xe tải lại góp sức lao động mà mình có. Anh đã không quản công sức và hiểm nguy, dặm trường băng băng 10 ngày đêm của những ngày nắng nóng tháng 4 – ngay cao điểm dịch bệnh để chở nhu yếu phẩm đến các khu cách ly từ miền Nam ra tận Quảng Bình. Rong ruổi trên suốt hành trình dài, anh Thạnh cùng đồng đội đã phải trải qua nhiều khó khăn vất vả, “rượt đuổi” với thời gian bởi sự cần thiết những nhu yếu phẩm, vật tư y tế lúc đó rất cấp bách. “Bản thân em có vất vả cũng không là gì cả, khi đến khu vực cách ly thì mới thấy mấy anh cán bộ bên phường cùng đội ngũ y bác sĩ họ còn cực hơn mình rất nhiều”, chợt nhớ về chuỗi ngày đã qua, anh Thạnh kể lại.

Càng biết thêm về những suy nghĩ này của anh Thạnh, lại càng khâm phục và biết ơn công sức của những “anh hùng thầm lặng” như anh.

Chúng ta còn sẽ phải đối diện với nhiều thử thách phía trước, cộng đồng sẽ lại cần những trái tim với suy nghĩ giản đơn: cứ cho đi thứ mình có, đừng nghĩ xa xôi – đây sẽ là nguồn cảm hứng cho những người còn nhiều phân vân trong những việc làm thiện nguyện của mình.

Phụ nữ Việt Nam thời bình hay… thời dịch, vẫn luôn là người truyền cảm hứng tích cực

Chưa bao giờ người phụ nữ Việt Nam đứng bên ngoài những khó khăn của đất nước, những yêu thương mềm mại và lòng quả cảm của họ luôn rực rỡ trong mọi hoàn cảnh.

Như chị Hà Thị Thu Hà – Y sĩ tại Tiểu đoàn 1, Trường Quân sự Quân đoàn 4, Bình Dương, đã phụ trách chăm sóc cho người cách ly từ nước ngoài về. Khi dịch bệnh bùng phát, là một y sĩ, hơn ai hết, chị Hà hiểu rõ những rủi ro của Covid-19, nhưng chị vẫn xung phong ở lại nơi tuyến đầu công tác gần một tháng ròng. “Dù suốt thời gian tại khu cách ly, mình và mấy trăm con người ấy hầu như không biết mặt nhau, chỉ nói cười qua đôi mắt, nhưng mấy lời động viên khi chia tay và niềm vui khoẻ mạnh của mọi người đã là món quà lớn cho mình rồi", chị Hà bộc bạch.

Giờ đây, dù đã đoàn tụ cùng gia đình nhỏ của mình nhưng chị Hà vẫn luôn trong trạng thái sẵn sàng cho bất cứ cuộc chiến nào. Khi đất nước gọi tên, chị vẫn là người tiên phong không màng hiểm nguy.

Gạt đi những tâm tư riêng về gia đình và cuộc sống, chị Hà tập trung toàn bộ sức lực vào công việc chu toàn khu cách ly một cách tốt nhất.

Hay như cô Nguyễn Thị Trà Liên ở Đà Nẵng – người sáng lập nhóm thiện nguyện “Khay cơm yêu thương”, mỗi ngày, cô cùng nhóm nấu hơn cả 1.000 bữa cơm đủ dinh dưỡng cho người lao động nghèo giữa giãn cách xã hội. Giúp nhau ngày thường đã là đáng quý, nhưng trong thời dịch bệnh – khi mà việc bước ra đường cũng làm mình e dè, lo lắng – cô Liên vẫn miệt mài cùng hội thiện nguyện nấu cơm và phân phát cho những người khó khăn.

Cô tâm niệm: “Nếu có 1 giờ để sống, cô sẽ dùng 1 giờ đó để giúp đỡ người khác. Trái tim nhân ái đều có trong mỗi người, bất kể giàu nghèo, khó khăn hay không khó khăn. Cô nhớ có một lần, cô nhận được 150.000 đồng từ một ông cụ nghèo để đóng góp giúp hội có thể nấu được thêm nhiều suất ăn mà cô xúc động mãi. Bởi vì với mình 150.000 đồng với người đủ đầy có thể không đáng là bao, nhưng có thể với người khác đó lại là khoản tiền tích góp lớn từ việc cắt bớt bó rau, con cá của mấy bữa tiền chợ liền. Có lòng là đáng quý nhất. Trong nhóm tình nguyện này cũng vậy, ai bận gì thì bận, cứ có chương trình thì tụi cô lại họp mặt làm cùng nhau, mỗi người một tay. Cô nghĩ tụi cô được gắn kết với nhau bằng một sợi dây nhân ái. Tụi cô làm vì nghe theo lòng mình chứ chẳng nghĩ gì đến việc lên báo hay được ca ngợi cả, nên cứ làm hoài và vui hoài vậy thôi.”   

Cô Liên chính là người nữ anh hùng trao yêu thương để giúp mọi người vượt qua gian khó mùa dịch.

Cũng như cô Liên, chị Thành Thu Lương tại Hà Nội cũng đã dẫn dắt nhóm thiện nguyện của mình “có cơm cho cơm, có cháo cho cháo”, hỗ trợ hàng ngàn suất ăn và nhu yếu phẩm đến những người nghèo khiếm khuyết tại thủ đô. Làm nhiều việc ý nghĩa cho cộng đồng là thế nhưng chị chỉ khiêm tốn: “Đâu phải một mình mình làm được, đều là công sức của cả nhóm. Mình tin sau đợt dịch này mọi thứ sẽ thay đổi, nhưng theo cách tốt hơn, mọi người sẽ yêu thương nhau nhiều hơn”.  Thật vậy, những sự đùm bọc, nâng đỡ nhau trong mùa dịch đã minh chứng rất hùng hồn cho việc tình yêu thương chiến thắng nghịch cảnh, chỉ cần có trái tim ấm nóng thì khó khăn nào cũng sẽ vượt qua.  

  • Những thước phim sống động về hoạt động thiện nguyện của chị Thành Thu Lương trong suốt mùa dịch tại đây.

Những anh hùng thầm lặng – họ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ đòi hỏi huy chương hay lời ca tụng, họ cứ thế âm thầm cho đi, lan tỏa những điều tích cực, năng lượng mạnh mẽ chống lại dịch bệnh trong cuộc chiến trường kỳ này. Và còn rất nhiều những “anh hùng” đã xông pha trên mọi mặt trận, từ các anh chị phóng viên lăn xả tuyến đầu để đưa tin tức nhanh và chính xác về cho hậu phương cho đến các nhân viên giao hàng, giao thức ăn không quản nguy hiểm vận chuyển nhu yếu phẩm đến tay người cần, hay các chú bảo vệ dũng cảm “bám trụ” tòa nhà, cơ quan để đảm bảo an ninh trong những ngày xã hội giãn cách… Tất cả họ đều xứng đáng nhận được lời tri ân sâu sắc, không chỉ vì những đóng góp trong cuộc chiến chống Covid-19, mà còn vì họ đã gieo xuống những hạt mầm tử tế cho cuộc đời này thêm vô vàn “quả ngọt”.  

Giờ đây, khi đất nước đã có sự hồi phục nhất định về các mặt của đời sống thì những “anh hùng thầm lặng” này cũng trở về với cuộc sống thường nhật của họ nhưng họ cùng hàng trăm trái tim nhân ái khác đã để lại cho đời những giá trị sống vô cùng tốt đẹp. Nhà văn đại tài của Hy Lạp – Aesop từng nói “Sự tử tế, dù nhỏ đến thế nào, cũng không bao giờ là lãng phí”, cảm ơn những “bước chân âm thầm” trong đêm tối, đã dẫn đường, mở lối để rồi mãi tận lâu sau, những “con đường yêu thương” đó sẽ nối dài đến vô tận bởi những thế hệ tiếp nối.

“For the Human Race” (tạm dịch: Cảm ơn những Anh hùng thầm lặng) là chiến dịch toàn cầu được Coca-Cola thực hiện nhằm gửi đến thông điệp tươi sáng về sự hy vọng, tinh thần lạc quan và gắn kết nhân loại. Tiếp theo sau phim ngắn được ra mắt trực tuyến vào ngày Quốc tế Lao động 1-5 vừa qua, những câu chuyện kể về những anh hùng thầm lặng, những trái tim nhân ái quên mình, ở từng quốc gia sẽ được chia sẻ với lòng tri ân và mong muốn lan toả các giá trị nhân văn rộn khắp – cùng nhau, chúng ta sẽ vượt mọi khó khăn.

Xem phim ngắn “For the Human Race” tại đây.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới