Những ngày cuối của cây cầu 100 tuổi ở Sài Gòn
Thành Hoa
(TBKTSG Online) – Cầu Phú Long cũ được xây dựng từ năm 1913 trên sông Sài Gòn nối đường Hà Huy Giáp, quận 12, TPHCM và đường 3/2, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương sẽ bị tháo dỡ cuối năm nay.
|
Toàn cảnh cầu Phú Long cũ nhìn từ trên cao. |
Sở Giao thông Vận tải TPHCM đã phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tháo dỡ cầu Phú Long, dự kiến việc triển khai tháo dỡ cây cầu này sẽ được tiến hành vào cuối năm 2018. Tổng kinh phí dự án là 14,8 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách của TPHCM.
|
Hơn 100 năm soi bóng dưới sông Sài Gòn đến cuối năm nay cây cầu này sẽ không còn nữa.
|
|
Trên bảng thông tin của cầu bên phía Bình Dương vẫn còn nguyên vẹn năm cây cầu được xây dựng cũng như tên của cây cầu. |
|
Một bên hông của cầu sắt Phú Long cũ nhìn từ bên Bình Dương. |
|
Phần trụ cầu thuộc địa phận Bình Dương được giữ nguyên vẹn được làm theo kiến trúc cổ, giữa cầu và trụ tiếp xúc nhau bằng bánh xe trượt. |
|
Cầu đã xuống cấp, giờ chỉ dành cho người đi bộ và xe hai bánh lưu thông. |
|
Phần cầu bên Bình Dương còn khá nguyên vẹn từ thời Pháp xây dựng chỉ có mặt cầu được đổ bê tông, phần còn lại bên phía quận 12 là cầu sắt đã được sửa chữa sau nhiều lần bị sập do chiến tranh. |
|
Lượng phương tiện giao thông qua cầu khá đông mỗi ngày, dễ bị kẹt xe vào sáng hoặc chiều. |
|
Nhiều hạng mục cây cầu đã xuống cấp. |
|
Người dân khu vực hai bên cầu cho hay nếu tháo dỡ cầu sắt Phú Long thì việc đi lại của người dân hai bên cây cầu này phải đi vòng một đoạn đường dài đến cầu Phú Long mới thêm khoảng bốn đến năm cây số. |
Năm 2012, cầu Phú Long mới có chiều dài hơn 1.400 m, có chiều rộng mặt cầu 26m với sáu làn xe đã đi vào hoạt động thay thế cho cầu cũ. Hiện cầu Phú Long mới đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân.
Theo cơ quan chức năng, việc tháo dỡ cầu Phú Long cũ sẽ đảm bảo an toàn giao thông cho người dân vì cầu đã quá yếu, qua đó sẽ nhằm mục tiêu phát huy tiềm năng giao thông đường thủy, kết nối giao thông, góp phần giảm áp lực về giao thông đường bộ hiện nay, tạo tiền đề phát triển kinh tế vùng.