Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Nợ công của Việt Nam vẫn tăng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nợ công của Việt Nam vẫn tăng

Vân Oanh

Nợ công của Việt Nam vẫn tăng
Hội thảo Vietnam Finance 2013. Ảnh: Vân Oanh

(TBKTSG Online) – Thông tin ghi nhận tại hội thảo – triển lãm Tài chính Việt Nam 2013 diễn ra vào 27-8 tại Hà Nội cho thấy nợ công của Việt Nam vẫn tăng trong ba năm vừa qua.

>>> Uỷ ban Kinh tế cảnh báo rủi ro khủng hoảng nợ công

Theo số liệu được lấy ra từ tham luận với chủ đề “Giám sát an toàn nợ công Việt Nam” được ông Hoàng Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính trình bày tại hội thảo trên cho thấy nợ công của Việt Nam tăng trong ba năm vừa qua.

Theo đó, năm 2012 nợ công của Việt Nam là 1.641.296 tỉ đồng. Trong khi đó con số lần lượt của các năm 2011 và 2010 là 1.392.020 và 1.124.638 tỉ đồng.

Mặc dù nợ công của Việt Nam có tăng trong 3 năm qua, song tính tỷ lệ của nợ công so với GDP thì không tăng nhiều, cụ thể con số của các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là: 56,8 % GDP, 54,9% GDP và 55,6% GDP.

Ông Hải cho biết, cơ cấu dư nợ công trong năm 2012 của Việt Nam là: nợ chính quyền địa phương 1%, nợ chính phủ 79%, nợ chính phủ bảo lãnh 20%. Còn cơ cấu dư nợ công chia theo chủ nợ của năm 2012 của Việt Nam như sau: nhà đầu tư trái phiếu 28%, Nhật Bản 17%, World Bank 13%, tồn ngân kho bạc nhà nước 9%, ADB 8%, bảo hiểm xã hội 5%, khác 20%.

“Chiến lược nợ công của Việt Nam đến năm 2020: tổng dư nợ công nhỏ hơn 65% GDP”, ông Hải nói.

Đánh giá về thực trạng công tác giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia tại Bộ Tài chính và một số cơ quan có liên quan, ông Hải nhận xét: còn mang tính thủ công; chưa có các phần mềm chuyên biệt để xử lý công việc một cách tự động trong một số khâu cần thiết; việc tự động hóa một số công đoạn trong quy trình giám sát vẫn đang ở giai đoạn triển khai bước đầu.

Bộ Tài chính chưa xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu chung phục vụ công tác giám sát nợ; việc giám sát tình hình tuân thủ của các tổ chức chương trình/dự án, người vay, người được bảo lãnh vẫn còn nhiều khiếm khuyết như không phát hiện ra các sai phạm hay phát hiện không kịp thời do chưa có phần mềm để quản lý, kiểm tra, đánh giá rủi ro.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới