Thứ Sáu, 29/09/2023, 14:12
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Nông dân chịu thiệt

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nông dân chịu thiệt

Nguyễn Khánh

Ông Bảy Xép buồn xo bên mấy liếp rẫy èo uột. Ảnh: Nguyễn Khánh.

(TBKTSG) – Tác động từ những con đập phía thượng nguồn, cộng thêm vấn nạn ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước từ các sông, rạch đang khiến cho nông dân ĐBSCL canh cánh vô vàn nỗi lo.

Giữa cái nắng chang chang, lão nông Bảy Xép, ngụ ở khu vực 1, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, ngồi bên mấy liếp rẫy vẻ mặt buồn xo. Ông cho biết: “Nguồn nước bây giờ ô nhiễm quá, mười mấy năm làm nghề trồng rẫy chưa có năm nào thất mùa như năm nay. Trước kia, nước từ con sông Hậu dùng để tưới tiêu rất tốt cho cây trái, hoa màu, nay thì ngược lại, càng tưới cây cối càng èo uột”. Theo tính toán của ông Bảy, những năm trước chi phí để đầu tư trồng một công rẫy không quá 1 triệu đồng, ngược lại ngày nay chi phí đầu tư cao hơn gấp 2- 3 lần. Chi phí đầu tư tăng cao do phải mua phân bón cải tạo lại đất trồng, xử lý nguồn nước ô nhiễm… Để chủ động nguồn nước tưới tiêu nhiều người dân trồng rẫy ở ĐBSCL phải “canh” con nước để đưa nước vào đập rồi xử lý vôi bột để lắng bùn.

“Suốt cả buổi sáng tới giờ chỉ dính lèo tèo vài con cá, kiểu này chắc cả nhà đói meo”, anh Nguyễn Văn Tâm, một người dân giăng lưới ven sông Hậu, than thở. Anh cho biết nhà mình có đến năm nhân khẩu, anh lại là lao động chính trong gia đình. Do nhà nghèo quá không được học hành đến nơi đến chốn nên vợ chồng anh chỉ biết dựa vào mỗi việc đánh bắt cá là chính. Anh Tâm bộc bạch: “Mình theo nghề này ngót ngét bảy năm, nước trên sông Hậu hồi trước trong xanh, cá nhiều vô kể mỗi ngày kiếm được trên dưới trăm ngàn [đồng], nay thì…”. Theo kinh nghiệm của anh Tâm, nguồn nước bây giờ bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Và điều sâu xa hơn, có lẽ anh chưa biết, những con đập thủy điện trên phía thượng lưu đã ngăn dòng di chuyển của nhiều loại cá, khiến lượng cá về hạ nguồn sụt giảm…

Ông Nguyễn Trường Xuân, ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, cho biết mấy năm qua người dân trồng lúa gặp nhiều khó khăn khi “điệp khúc” được mùa, rớt giá cứ lặp đi lặp lại liên tục, hạn hán, sâu bệnh hoành hành khiến người trồng lúa khốn khổ trăm bề. Năng suất lúa sụt giảm một phần cũng do bị ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm. Ông Xuân nói rằng, cuốn sổ 8.000 mét vuông đất trồng lúa đã giao ngân hàng giữ để vay 15 triệu đồng nhiều năm vẫn chưa trả dứt nợ.

Không riêng gì những người trồng lúa, trồng rẫy, hoa màu, người nuôi cá tra những năm trở lại đây cũng đang lao đao bởi vấn nạn ô nhiễm môi trường. Ông Phạm Văn My, Phó chủ tịch UBND phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt (Cần Thơ), cho biết: “Lúc hưng thịnh, toàn phường có 179 hộ nuôi cá tra với tổng diện tích trên 243 héc ta, nhưng nay thì chỉ còn hơn 130 héc ta nuôi cá tra. Trong số 179 hộ nuôi cá thì có khoảng 30 hộ kêu bán hoặc cho thuê ao”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới