Thứ Tư, 22/03/2023, 18:12
33 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Nông sản khốn đốn vì xuất khẩu “kẹt đường”, trong nước tăng chi phí đông lạnh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nông sản khốn đốn vì xuất khẩu “kẹt đường”, trong nước tăng chi phí đông lạnh

Trung Chánh

(TBKTSG Online) – Nông sản “kẹt đường” xuất khẩu bởi tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra khiến doanh nghiệp phải tìm cách đông lạnh để bảo quản. Thế nhưng, do giá dịch vụ cho thuê container lạnh và tiền điện tăng gấp đôi, khiến chi phí bảo quản có thể lên đến gần 200 triệu đồng/container.

Dịch bệnh do nCoV tạo sức ép cho nông sản đa dạng hóa thị trường

Nông sản khốn đốn vì xuất khẩu “kẹt đường”, trong nước tăng chi phí đông lạnh
Chi phí đông lạnh dự trữ nông sản có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/container. Trong ảnh là ông Nguyễn Xuân Cường (áo trắng, phía trước) dẫn đầu đoàn công tác thăm cơ sở chế biến nông sản của Tập đoàn Vina T&T tại Tiền Giang. Ảnh: Trung Chánh

Thông tin nêu trên được ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Vina T&T trao đổi với báo chí bên lề buổi làm việc của đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với UBND tỉnh Tiền Giang tại một cơ sơ chế biến trái cây xuất khẩu thuộc Tập đoàn này ở Tiền Giang.

Theo ông Tùng, hiện nay kho lạnh của Tập đoàn Vina T&T hoàn toàn không đủ để dự trữ lượng hàng mà đơn vị này đã mua vào. “Lượng hàng mua vào đợt này của Vina T&T gấp khoảng 8-9 lần so với thời điểm này mọi năm”, ông cho biết và giải thích thêm, mọi năm đơn vị này thu mua rải đều và khi đưa vào cấp đông xuất khẩu, mới mua lượng hàng mới, trong khi hiện nay đơn vị này phải đẩy mạnh thu mua cùng lúc để góp phần tiêu thụ nông sản cho nông dân.

“Hiện nay, chỉ riêng trái sầu riêng, Vina T&T mua vào mỗi ngày là 30 tấn, tương đương 2 container và hiện tất cả kho lạnh của chúng tôi đều không đủ để trữ”, ông Tùng cho biết thêm.

Từ thực trạng nêu trên, theo ông Tùng, hiện đơn vị này phải đi thuê container lạnh để chứa hàng với chi phí rất cao. “Có một số doanh nghiệp (doanh nghiệp cho thuê container lạnh) biết tình hình khan hiếm hiện nay đã đẩy giá lên rồi”, ông nói và cho biết chi phí thuê container lạnh hiện nay là 8-9 triệu đồng/tháng, tăng gấp đôi so với trước đó, trong khi tiền chạy container lạnh lên đến 1 triệu đồng/ngày so với 500.000 đồng/ngày như trước đó.

Tuy nhiên, cái khó khăn lớn nhất hiện nay, theo ông Tùng, đó là khi trữ vào một lượng hàng đông lạnh quá lớn như hiện nay, thì thời điểm xuất container hàng đầu đầu tiên với container cuối cùng có thể cách 5 tháng. “Như vậy, mỗi tháng mất 9 triệu đồng tiền thuê container cộng thêm 1 triệu đồng tiền điện/ngày, thì coi nhu một tháng mỗi container lạnh mất 39 triệu đồng”, ông cho biết và nói rằng nếu thời gian trữ lạnh kéo dài 5 tháng, thì coi như mất hàng trăm triệu đồng mỗi container (gần 200 triệu đồng/container).

Đứng trước bối cảnh như vậy, ông Tùng của Vina T&T cho rằng, đối với những doanh nghiệp đã chấp nhận tham gia vào việc tiêu thụ trái cây cho bà con nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, thì Bộ Công Thương, Chính phủ nên có chỉ đạo với Hiệp hội logistics có động thái hỗ trợ về kho lạnh hoặc miễn, giảm tiền điện cho doanh nghiệp khi dự trữ hàng nhằm giảm bớt gánh nặng đáng lý không có cho doanh nghiệp.

Liên quan ý kiến kiến nghị như nêu trên, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, lâu nay Vina T&T là đơn vị tiên phong phối, kết hợp với nông dân trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu trái cây, cho nên, cần thiết phải hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

“Tôi đề nghị những đơn vị logistics cần hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong thời điểm khó khăn hiện nay”, ông Cường nhấn mạnh và kêu gọi doanh nghiệp logistics cùng chung tay tiêu thụ trái cây cho bà con nông dân, chứ không nên lợi dụng những thời điểm khó khăn này để đẩy giá kho lạnh, container lạnh lên cao.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới