Thứ Ba, 16/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Nước ngoài gom nông sản ồ ạt: Nhờ lãi suất Việt Nam cao

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nước ngoài gom nông sản ồ ạt: Nhờ lãi suất Việt Nam cao

Trong khi các ngành hàng trong nước thiếu trầm trọng nguyên liệu thì các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam thu mua, trong đó có cà phê, tiêu, thủy sản, trái cây… Theo đại diện nhiều ngành hàng, nguyên nhân của vấn đề này là do hệ quả của việc lãi suất quá cao mà họ đang phải gánh chịu.

>>Thương nhân Trung Quốc mua gom nông sản, lợi hay hại?

>>Có nên để các doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp mua nông sản từ nông dân?

>>Thương nhân Trung Quốc tranh mua tiêu

>>Thương nhân Trung Quốc lại vào tận vườn mua hạt tiêu

>>Cạnh tranh mua nguyên liệu: thua thiệt trên sân nhà

>>Trung Quốc mua nhân điều sơ chế với giá cao kỷ lục

Hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Cốc Nam (Cổng Trắng) ở Lạng Sơn, chiếc xe tải đậu phía xa trong ảnh thuộc đất của Trung Quốc, nhân công Việt Nam đang khuân vác từng thùng khoai lang qua cửa khẩu – Ảnh Hồng Văn chụp năm 2010.

Doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt thu mua nông sản

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tình hình thị trường nông sản Việt Nam năm 2011 tương đối giống với năm 2008, tức là đầu năm giá bán tăng cao nhưng giữa năm giá lại đi xuống.

Nếu như năm 2008 xảy ra hiện tượng đầu cơ hàng hóa, thị trường trở thành tổng kho lớn, thì năm nay, dù không lặp lại hiện tượng này một cách ồ ạt nhưng vẫn có ở một số ngành hàng.

Nhờ hưởng lợi từ chính sách lãi suất thấp trong nước, nên các doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm lực tài chính dồi dào, họ sẵn sàng trả giá cao khiến doanh nghiệp trong nước không thể chịu nổi. Điển hình, nếu doanh nghiệp nhận định thị trường lên và ồ ạt “ôm” hàng thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt là lãi suất ngân hàng. Trong khi đó, nếu các doanh nghiệp nước ngoài nhận định tình hình thị trường rất tốt, họ chọn thời điểm để vào Việt Nam gom hàng rồi gửi hàng ở kho ngoại quan. Với tình hình này, doanh nghiệp trong nước mạnh đến đâu cũng không thể cạnh tranh được, ông Nam chia sẻ.

Cùng quan điểm trên, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện tại có hiện tượng doanh nghiệp nước ngoài, đa số là Trung Quốc, sang thu mua thủy hải sản cả trên biển và trên bờ ở các khu vực miền Trung và miền Nam. Với lợi thế về vốn nên họ thu mua rất mạnh khiến công ty trong nước bị thiếu nguyên liệu.

Hiện ba ngành hàng tôm, cá tra và hải sản đều thiếu nguyên liệu khi nhu cầu thế giới đang tăng lên. Năm ngoái, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 2 tỉ đô la nhưng 3 tháng qua, dịch bệnh nhiều cũng làm hạn chế phát triển diện tích nuôi và sẽ tạo sức ép cho quí sau. “Hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc sang thu mua tạo nên sự cạnh tranh về giá làm cho các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn khi thu mua hàng của bà con ngư dân”, ông Nam nói.

Cùng quan điểm trên, các hiệp hội, ngành hàng đã đồng đưa ra kiến nghị rằng, cần có biện pháp kiểm soát các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là thương nhân Trung Quốc đang cạnh tranh thu mua nguyên liệu trong nước. Nếu không có những biện pháp mạnh tay thì nguyên liệu của ta sẽ “chảy” sang nước bạn.

Hậu quả của việc lãi suất cao

Bà Trần Thị Miêng, Cục phó Cục chế biên nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, việc thương nhân Trung Quốc ồ ạt thu gom nông sản của Việt Nam đang là một vấn đề nổi cộm và nhức nhối nhất đối với doanh nghiệp, cũng như ngành chế biến nông lâm thuỷ sản nói chung.

Hiện tại, lãi suất cho vay tại các ngân hàng trong nước đang rất cao, trong khi khả năng tiếp cận vốn của những doanh nghiệp này lại bị hạn chế. Còn đối với những doanh nghiệp nước ngoài thì người ta mạnh hơn hẳn, về tiềm lực tài chính, cũng như lãi suất vay, vì lãi suất vay của họ thấp hơn rất nhiều so với lãi suất của các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu.

Chính vì vậy, lợi thế của các công ty nước ngoài trong việc thu mua là rất lớn, bà Miêng nói. Cũng vì những lý do trên, mà hiện nay các sản phẩm nông sản Việt Nam hầu hết là do các doanh nghiệp nước ngoài thu gom, số ít còn lại đang trữ trong dân là chủ yếu.

Doanh nghiệp trong nước không thể đủ khả năng tích trữ được lượng hàng lớn, bởi vì khả năng chịu lãi suất cao như hiện nay là rất khó, bà Miêng chia sẻ.

Chia sẻ về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, chủ trương của Bộ là vẫn ủng hộ các hoạt động buôn bán theo đường chính ngạch, mậu dịch biên giới phù hợp với quy định của pháp luật của hai nước. Tuy nhiên, điều kiện để xuất khẩu và bán hàng cho nước bạn phải theo luật pháp của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

“Việt Nam không chấp nhận việc đưa những hóa chất bảo quản không phù hợp, về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm mà luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế đã quy định. Trong trường hợp phát hiện doanh nghiệp, thương nhân, thương lái nước ngoài thu mua các mặt hàng nông sản nói chung, nguyên liệu nói riêng trái với quy định của pháp luật Việt Nam, đề nghị địa phương, hiệp hội ngành hàng nêu rõ trường hợp, vướng mắc cụ thể để đối chiếu với quy định, điều kiện bán buôn, bán lẻ đối với từng ngành hàng cụ thể, từ đó có biện pháp xử lý” – Thứ trưởng Biên khẳng định.

Theo VNMedia

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới