Thứ Sáu, 24/03/2023, 00:31
27 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Ô nhiễm môi trường làm thủy sinh vật tích lũy độc tố

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ô nhiễm môi trường làm thủy sinh vật tích lũy độc tố

Sông Thị Vải đang bị ô nhiễm trầm trọng – Ảnh: báo Tuổi Trẻ

Nhân đọc bài viết “Để môi trường ô nhiễm, có tội với cả mai sau” của TS. Tô Văn Trường, tôi có thêm ý kiến để nêu lên về tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay còn đang dẫn đến một tình trạng đáng báo động về tích lũy chất độc hại trong các loài thủy sản và cả ở cây lương thực.

Theo báo cáo môi trường quốc gia, các con sông ở miền Bắc và miền Nam đang “chết” bởi ô nhiễm hữu cơ, vi khuẩn gây bệnh, kim loại nặng và hóa chất độc hại với nồng độ vượt gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Nguồn nước mặt ô nhiễm nặng khiến nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Các dòng sông “chết” này cũng chính là nguồn nước cho các vụ mùa lương thực cũng như là môi trường cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Tháng 8 vừa qua, Viện Quản lý Nước quốc tế đã cảnh báo tình trạng này sẽ khiến các loài động thực vật, thủy sinh vật ở tầng thấp đáy bùn của môi trường ô nhiễm như cá, nghêu sò.. tích lũy các kim loại độc hại trong thân, và đi vào cơ thể con người thông qua chuỗi dây chuyền thực phẩm. Bên cạnh đó, các loài nhuyễn thễ còn bị nhiễm các độc tố sinh học từ các loài tảo độc. Những kim loại nặng và độc tố sinh học này không bị phá hủy trong quá trình đun nấu và cũng không ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm biển nên chúng ta không thể nhận ra sự khác lạ bằng cảm quan.

Để quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản xuất nhập khẩu và tiêu thụ nội địa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã có quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, giám sát và cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, quy định điều kiện tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở các cơ sở sản xuất..

Ngày 29/8/2008 vừa rồi, Bộ NNPTNT đã ban hành danh mục chỉ tiêu chỉ định kiểm tra đối với thủy sản. Ngoài các chỉ tiêu cảm quan, nhuyễn thể 2 mảnh nhập khẩu và tiêu thụ nội địa còn được kiểm tra các chỉ tiêu về vi sinh, kim loại nặng (thủy ngân, chì, cadmium) và độc tố sinh học. Tuy nhiên, trong danh mục kiểm tra này không thấy có vi khuẩn gây hoại tử Vibrio vulnificus như trường hợp có một tờ báo đã nêu, cùng với các hợp chất hữu cơ gốc clor và Arsenic.

Theo nghiên cứu của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TPHCM, nghêu có khả năng sống sót trong môi trường ô nhiễm và tích lũy một lượng lớn các hợp chất hữu cơ gốc clor gây ung thư (PCB, DDT…) và Arsenic (1.7 ppm) (tiêu chuẩn châu Âu chỉ chấp nhận 0,5 ppm cho arsenic).

Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long thì đã bị báo động về nguồn nước ngầm nhiễm Arsenic (thạch tín) vượt mức cho phép. Ở Bắc Cạn, hàm lượng thạch tín tại sông, suối… cao, nhất là ở các vị trí đuôi nước thải gần các xí nghiệp chế biến khoáng sản. Các hợp chất hữu cơ gốc clor có nguồn gốc từ các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật mà tình trạng lạm dụng để lại dư lượng cao trên rau quả đã được cảnh báo nhiều gần đây.

VÂN HÀ (TPHCM)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới