Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ổn định vĩ mô vẫn ưu tiên hàng đầu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ổn định vĩ mô vẫn ưu tiên hàng đầu

Tư Hoàng

Ổn định vĩ mô vẫn ưu tiên hàng đầu
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn năm 2011 do thắt chặt tiền tệ. Ảnh TG.

(TBKTSG Online) – Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát sẽ tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong điều hành của chính phủ trong năm 2012, theo Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh.

Ưu tiên thứ hai là thực hiện các đột phá trong tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, ông Ninh cho biết tại hội nghị của Chính phủ với các địa phương về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 sáng 22-12 tại Hà Nội.

Ổn định vĩ mô

Nhằm đạt được mục tiêu này, ông Ninh cho biết Chính phủ sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Chính phủ sẽ chủ động kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 khoảng 15 – 17%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 14 – 16%, theo lạm phát mục tiêu.

Ông nói: “Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các giải pháp phù hợp để bảo đảm giảm dần lãi suất theo mức giảm của lạm phát để cho doanh nghiệp giảm chi phí và tiếp cận vốn tín dụng”.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ bằng các biện pháp tăng cường quản lý thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi ngân sách nhà nước với mục tiêu giảm bội chi năm 2012 xuống dưới 4,8% GDP.

Ngoài hai chính sách quan trọng là tiền tệ và tài khóa như trên, ông Ninh cho biết Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả; và khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu.

Năm 2011 còn nhiều khó khăn

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết tại hội nghị, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2011 lên tới 18,12%.

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh thừa nhận, dù Nghị quyết 11 đã có tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô, song tốc độ lạm phát đã vượt quá chỉ tiêu quốc hội đề ra 7% cho cả năm nay.

Ông nói, dù các nước khác cũng chịu lạm phát tăng cao, nhưng lạm phát ở Việt Nam đã lên mức gần cao nhất thế giới.

Mức lạm phát này đã làm cho điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chưa hiệu quả; mặt bằng lãi suất còn cao (huy động 14%, cho vay 18-20%), khả năng tiếp cận vốn tín dụng hạn chế, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ước cả năm 2011, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 674,5 nghìn tỉ đồng, tổng chi NSNN đạt 796 nghìn tỉ đồng. Như vậy, tổng thu NSNN vượt khoảng 13,4% so với dự toán, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010 và cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 11/NQ-CP (7-8%), góp phần làm giảm bội chi NSNN xuống còn khoảng 4,9%, thấp hơn kế hoạch đề ra là 5,3%.

Thu NSNN vượt kế hoạch, đáp ứng các nhu cầu chi tiêu, trả nợ và giảm bội chi NSNN. Đến hết năm 2011, ước dư nợ công khoảng 54,6% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 43,6% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 41,5% GDP , nằm trong giới hạn an toàn an ninh tài chính quốc gia.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới