Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ông Donald Trump thay đổi như thế nào luật lệ kinh doanh của Mỹ? (2)

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ông Donald Trump thay đổi như thế nào luật lệ kinh doanh của Mỹ? (2)

Thái Bình

Ông Donald Trump thay đổi như thế nào luật lệ kinh doanh của Mỹ? (2)
Tổng thống đắc cử Donald Trump đi thăm cử tri ở bang Ohio – một trong những địa phương có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nước Mỹ. Ảnh NYT

(TBKTSG Online) – Tuy chưa chính thức lãnh đạo nước Mỹ nhưng Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã liên tục can thiệp vào hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp lớn. Điều đó làm dấy lên hy vọng về một phương thức điều hành kinh tế mới mẻ, nhưng cũng gây lo ngại sâu sắc. Tuần báo kinh tế nổi tiếng The Economist vừa có bài phân tích hiện tượng này, xin thuật lại để bạn đọc tham khảo…

Bài 1: Ông Donald Trump thay đổi như thế nào luật lệ kinh doanh của Mỹ?

Giúp số ít bằng thiệt hại của số đông

Hãy bắt đầu với những lầm lẫn trong triết lý của ông Trump (Mr Trump’s philosophy).

Tổng thống đắc cử tin rằng, người lao động Mỹ bị thiệt hại khi các doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất tới những nơi rẻ hơn ở nước ngoài. Đó là lý do tại sao ông muốn áp thuế nhập khẩu 35% lên sản phẩm của bất kỳ công ty nào đã chuyển sản xuất ra nước ngoài (he wants to impose a 35% tariff on the product of any company that moves its production abroad).

Mức thuế đó có tác dụng phá hoại rất lớn. Nó sẽ buộc người tiêu dùng Mỹ mua hàng hóa với giá đắt hơn. Bằng cách ngăn chặn các doanh nghiệp Mỹ đạt hiệu quả cao nhất thông qua việc sử dụng các chuỗi cung ứng phức tạp, nó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cản trở dự án đầu tư mới và cuối cùng sẽ làm tổn hại đồng lương của người lao động trong toàn bộ nền kinh tế (By preventing American firms from maximising their efficiency using complex supply chains, they would reduce their competitiveness, deter new investment and, eventually, hurt workers’ wages across the economy). Nó cũng sẽ khuyến khích những phản ứng ăn miếng trả miếng (They would also encourage a tit-for-tat response).

Chính vì mức thuế dự kiến là quá cao nên nhiều doanh nhân cho rằng chủ nghĩa bảo hộ của ông Trump chỉ là một kiểu hùng biện (rhetoric). Nhiều người trong số họ thấy việc tập trung chú ý (focus) vào một số doanh nghiệp riêng lẻ là một cách thay thế khôn ngoan và hợp lý về mặt chính trị (a politically canny and thus sensible). Nếu ông Trump có thể thuyết phục người lao động Mỹ rằng ông đứng về phía họ (he is on their side) mà chỉ cần dùng hàng loạt tin ngắn (tweet) và vài cuộc thương lượng hậu trường như vụ thương lượng với hãng Carrier, thì ông sẽ không cần dùng tới giải pháp thuế quan nữa. Theo lô-gic, để được hưởng lợi từ thái độ thân thiện với doanh nghiệp, các nhà quản trị khôn ngoan chỉ cần bảo đảm rằng họ có tên trong những cuốn sổ vàng của tổng thống (clever executives simply have to make sure they stay in the president’s good books).

Tuy vậy, đó chỉ là một mong ước. Tư tưởng đề cao lợi nhuận (mercantilism) của ông Trump đã có từ lâu (long-held) và có thể rất mãnh liệt, đặc biệt là nếu đồng đô la Mỹ mạnh lên, đẩy thâm hụt thương mại của Mỹ lên mức cao hơn. Quốc hội Mỹ chỉ có quyền lực hạn chế để kiềm hãm sự nôn nóng của tổng thống trong việc áp đặt thuế suất cao.

Quan trọng hơn, ngay cả khi tránh được chủ nghĩa bảo hộ lan rộng, thì một chiến lược dựa trên sự đe dọa và mua chuộc từng doanh nghiệp riêng lẻ tự thân nó đã là một vấn đề (even if rash proctectionism is avoided, a strategy based on bribing and bullying individual companies will itself be a problem).

Ông Trump không phải là chính trị gia Mỹ đầu tiên tán tỉnh (cajole) doanh nghiệp. Cho dù nổi tiếng là thành trì của chủ nghĩa tư bản vận hành theo luật lệ (rule-based capitalism), nước Mỹ cũng có lịch sử lâu dài những cuộc can thiệp chính trị “ngẫu hứng” (ad-hoc political intervention) vào hoạt động kinh doanh. Nhà nước Mỹ vẫn thường cung cấp cho các công ty các khoản trợ cấp kiểu như tiểu bang Indiana cấp cho hãng Carrier (7 triệu đô la) mới đây. Từ tổng thống John F. Kennedy – người đã công khai lên án các công ty thép trong thập niên 1960, cho đến tổng thống Barack Obama – người đã cứu nguy (bailed out) các tập đoàn xe hơi năm 2009; tất cả các tổng thống đều can thiệp vào thị trường (all presidents have meddled in markets).

Cho đến nay hành động của ông Trump không phải là ngoại lệ so với những người tiền nhiệm của ông hoặc so với tiêu chuẩn quốc tế. Gần đây thủ tướng Anh đã có những lời hứa bí mật với Nissan – một hãng xe hơi Nhật Bản – để thuyết phục doanh nghiệp này ở lại nước Anh, bất chấp vụ Brexit. Chính phủ Pháp cũng mang tiếng hăm dọa các doanh nghiệp riêng lẻ để họ giữ công việc làm tại Pháp. Các nhà tư bản thân hữu lừng lẫy nhất, từ Nga đến Venezuela, cũng đều ưu ái cho những kẻ đi theo mình và trừng phạt những kẻ chống đối với quy mô mà ngay cả những người thân cận với tổng thống ở Tháp Trump cũng phải đỏ mặt xấu hổ (The most egregious crony corporatists, from Russia to Venezuela, dish out favours to acolytes and punishments to opponents on a scale that would bring blushes even in Trump Tower).

(Còn tiếp 1 kỳ)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới