Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ông Donald Trump thay đổi như thế nào luật lệ kinh doanh của Mỹ?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ông Donald Trump thay đổi như thế nào luật lệ kinh doanh của Mỹ?

Thái Bình

Ông Donald Trump thay đổi như thế nào luật lệ kinh doanh của Mỹ?
Minh họa của báo The Economist

(TBKTSG Online) – Tuy chưa chính thức lãnh đạo nước Mỹ nhưng Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã liên tục can thiệp vào hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp lớn. Điều đó làm dấy lên hy vọng về một phương thức điều hành kinh tế mới mẻ, nhưng cũng gây lo ngại sâu sắc. Tuần báo kinh tế nổi tiếng The Economist vừa có bài phân tích hiện tượng này, xin thuật lại để bạn đọc tham khảo… Có thể xem nguyên văn tiếng Anh tại đây

Tổng thống đắc cử có một lối tiếp cận mới để giao thiệp với giới kinh doanh Mỹ (corporate America). Không phải tất cả đều là tin tốt.

Còn sáu tuần nữa mới đăng quang nhưng ông Donald Trump đã gây nhiều cơn sốc trong giới doanh nghiệp Mỹ (sent shock waves through American business).

Các giám đốc điều hành – và cổ đông của các công ty – đang choáng váng (are giddy at) trước những lời hứa của ông về nới lỏng những quy định phiền toái (slash burdensome regulation), giảm thuế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư hạ tầng (infrastructure spending).

Giới công nhân lao động (blue-collar workers) đang mừng quýnh (cock-a-hop) vì ông Trump sẵn sàng đe dọa các công ty để giữ công việc làm cho họ.

Trong vài tuần qua, ông Trump đã mắng nhiếc hãng Apple vì đã không sản xuất nhiều hơn máy điện thoại iPhone tại Mỹ, đã chỉ trích hãng Ford về kế hoạch chuyển đi nhà máy sản xuất dòng xe SUV Lincoln; và bất ngờ tấn công hãng Boeing, không bao lâu sau khi giám đốc hãng này lên tiếng công khai về rủi ro của chính sách bảo hộ thương mại (the risks of a protectionist trade policy).

Đáng chú ý hơn, ông Trump đã hối lộ và tán tỉnh (bribed and cajoled) hãng Carrier – một nhà sản xuất máy điều hòa nhiệt độ ở bang Indiana – thay đổi kế hoạch và giữ lại 800 chỗ làm ở bang này thay vì chuyển sang Mexico. Một cuộc thăm dò ý kiến mới đây cho thấy cứ 10 người Mỹ thì có tới 6 người ủng hộ ông Trump sau thương vụ Carrier (One poll suggests that six out of ten Americans view Mr Trump more favourably after the Carrier deal). Cuộc biểu diễn quyền lực này tỏ ra rất được ủng hộ (popular).

Ủng hộ nhưng có vấn đề. Chiến lược đang nổi lên của ông Trump đối với giới kinh doanh có một số yếu tố hứa hẹn, nhưng nhiều yếu tố khác gây lo ngại sâu sắc. Yếu tố hứa hẹn nằm ở nhiệt tình của ông Trump trong việc cải cách thuế doanh nghiệp (corporate-tax reform), đầu tư hạ tầng và ở một số phần trong kế hoạch nới lỏng sự kiểm soát của nhà nước.

Nhưng, những nỗi nguy hiểm bắt nguồn, trước hết, từ tư tưởng đề cao lợi nhuận tàng ẩn đằng sau thái độ của ông Trump đối với việc kinh doanh, và hai là, từ chiến thuật – mua chuộc và tấn công các doanh nghiệp riêng lẻ – mà ông ta sử dụng để đạt được mục đích của mình (The dangers stem, first, from the muddled mercantilism that lies behind his attitude to business, ang, second, in the tactics – buying off and attacking individual companies – that he uses to achieve his goals).

Chủ nghĩa tư bản Mỹ phát triển nhờ vào sự áp dụng luật lệ có thể tiên đoán trước (American capitalism has flourished thanks to the predictable application of rules). Nếu, ở mức độ nào đó, hệ thống hoạt động dựa trên luật pháp đó bị thay thế bởi lối tiếp cận ngẫu hứng, trong đó các nhà doanh nghiệp phải thận trọng và tốn kính những ý thích bất chợt của Hoàng đế Donald thì tác hại về lâu dài cho nền kinh tế Mỹ là rất nghiêm trọng (that rules-based system is superseded by an ad hoc approach in which businessmen must take heed and pay homage to the whim of King Donald, the long-term damage to America’s economy will be grave).

Còn tiếp…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới