Thứ Ba, 16/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Ông Lê Hùng Dũng rút khỏi HĐQT Eximbank

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ông Lê Hùng Dũng rút khỏi HĐQT Eximbank

T.Thu

Ông Lê Hùng Dũng rút khỏi HĐQT Eximbank
Ông Lê Hùng Dũng (phải), Chủ tịch HĐQT Eximbank, và ông Phạm Hữu Phú, Tổng Giám đốc Eximbank trong đại hội hôm nay. Ảnh: MT

(TBKTSG Online) – Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của Eximbank kéo dài đến 16 giờ ngày 21-7 vẫn chưa kết thúc vì cổ đông chất vấn rất nhiều vấn đề lớn liên quan đến quản trị ngân hàng. Một thông tin quan trọng đưa ra vào cuối đại hội là ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT cho biết ông không tham gia ứng cử vào HĐQT sắp tới.

Vậy là sau 5 năm giữ vị trí này, nay ông Lê Hùng Dũng đã quyết định rút lui. Ông Dũng tham gia HĐQT Eximbank trước đây với vai trò là người đại diện phần vốn của Công ty Vàng bạc Đá Quý Sài Gòn (SJC), nhưng từ đầu năm ngoái ông Dũng đã không còn là đại diện phần vốn của công ty này tại Eximbank.

Ông Dũng đã tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của mình tại Eximbank và tiếp tục giữ chức vụ này cho đến nay.

Quay lại diễn biến đại hội đồng cổ đông họp hôm nay, trong hơn 2 giờ đồng hồ, cổ đông thiểu số cũng đặt nhiều câu hỏi liên quan đến nợ xấu (nợ xấu cao đã khiến Eximbank phải trích lập dự phòng rủi ro cao, khiến lợi nhuận thấp, và tỷ lệ chia cổ tức năm nay là 0%) và giải pháp xử lý nợ xấu, mức chi trả thù lao, kinh phí hoạt động cho HĐQT, Ban kiểm soát…. (xem: Eximbank: Dự phòng "ăn" gần hết lợi nhuận 2014)

Theo bà Văn Thái Bảo Nhi, Phó Tổng giám đốc Eximbank, nợ xấu của ngân hàng này vào khoảng 2.400 tỉ đồng tính đến 30-6-2015, tức 2,82% trên tổng dư nợ cho vay. Tính đến cuối năm 2014, tỉ lệ nợ xấu của Eximbank là 2,46% (tương đương 2.144 tỉ đồng).

Với việc tăng cường bán nợ xấu cho VAMC và tập trung thu hồi nợ, bà Nhi cho biết bà có niềm tin về việc xử lý hiệu quả nợ xấu của ngân hàng. Ngoài ra, với điều kiện thị trường bất động sản ấm dần lên, xử lý nợ xấu của ngân hàng cũng sẽ dễ dàng hơn.

Trả lời thắc mắc của cổ đông về nợ xấu, ông Phạm Hữu Phú, Tổng giám đốc Eximbank cho biết, trong những năm qua, số tiền lợi nhuận chia cổ tức cho cổ đông là khá cao so với các ngân hàng khác, do đó mức dự trữ của Eximbank không còn nhiều, theo đó nền tảng để phát triển gần như không có.

“Trong những năm qua, chúng ta (Eximbank – PV) phát triển tín dụng quá nóng, và giao cho giám đốc các chi nhánh thẩm quyền lớn quá. Hiệu quả kinh doanh cũng chia hết cho cổ đông. Nhưng những tồn tại dần bộc lộ. Năm rồi Eximbank đạt lợi nhuận 1.930 tỉ đồng, nhưng ngổn ngang nhiều tồn đọng, nên phải bán nợ cho VAMC và trích lập dự phòng rủi ro”, ông Phú nói.

Theo ông Phú, bán nợ xấu cho VAMC chỉ là một phần của xử lý nợ xấu, vấn đề là phải xử lý nợ xấu triệt để. Ông Phú cho biết thêm: “Điều đáng mừng là, tình hình thà rõ ràng, minh bạch như vậy, chứ không nếu cứ chia lãi, nhưng lại không đảm bảo sự ổn định”.

Theo ông Naoki Nishizawa, Phó chủ tịch HĐQT Eximbank cũng là đại diện cho cổ đông nước ngoài Sumitomo Mitsui Banking Corporation tại ngân hàng này, kể từ khi thành đối tác chiến lược, Sumitomo Mitsui tham gia và cải tiến trong nhiều lĩnh vực tại Eximbank, và Eximbank cũng cũng tiếp thu ý kiến, như về việc xây dựng chính sách cho vay và phòng quản lý rủi ro tín dụng.

Tuy nhiên, đóng góp ý kiến Sumitomo Mitsui là giảm quyền quyết định quá lớn về tín dụng của các giám đốc chi nhánh, nhưng việc này cũng chưa được Eximbank giải quyết ngay vì ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Tuy nhiên, ông Naoki Nishizawa cho rằng, nếu Eximbank áp dụng chặt chẽ ý kiến trên của Sumitomo Mitsui thì vẫn không thể chắc chắn không xảy ra nợ xấu nhiều như vừa qua, vì nợ xấu vẫn có thể xảy ra trong nền kinh tế có diễn biến trồi sụt như thời gian qua. Vị đại diện cho cổ đông nước ngoài tại Eximbank cũng cho biết thêm, nợ xấu cũng xuất phát từ việc thẩm định giá trị tài sản có lúc vượt giá trị thực, và sự biến chất của những cán bộ tín dụng.

Vị này cũng nói thêm, nếu cổ đông năm nào cũng hi vọng được chia cổ tức cao thì sẽ khiến tình hình kinh doanh của ngân hàng trở nên bất ổn vì chỉ chạy theo lợi nhuận, khiến nợ xấu càng thêm cao.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc hiện Eximbank có dính dáng gì đến Công ty bất động sản Eximland không, ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó tổng giám đốc Eximbank cho biết, trong những năm trước Eximbank và Eximland có giao dịch tài sản, nhưng đến tháng 4-2015 dư nợ của Eximland tại Eximbank đã được xử lý xong và không còn giao dịch nào nữa. Eximbank cũng đã bán toàn bộ cổ phần trong Eximland.

Xem thêm:

Eximbank: Dự phòng "ăn" gần hết lợi nhuận 2014

Chơi vơi Eximbank

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới