Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Phát hiện nhiều công ty dược vi phạm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Phát hiện nhiều công ty dược vi phạm

Thu Hiền

Một nhà thuốc GPP của Công ty V-Phano. Ảnh: Lê Toàn.

(TBKTSG Online) – Nhiều công ty phân phối dược phẩm, văn phòng đại diện hãng dược phẩm nước ngoài bị phát hiện niêm yết sai giá bán, kê khai giá sai với thực tế đã bị Cục Quản lý dược đề nghị rút giấy phép nhập khẩu một số loại thuốc và đề nghị đóng cửa.

Đây là kết luận của Cục Quản lý dược sau khi kiểm tra 48 văn phòng đại diện, đứng tên đăng ký thuốc; công ty nhập khẩu; cơ sở sản xuất; cơ sở kinh doanh bán buôn thuốc; nhà thuốc bệnh viện và nhà thuốc xung quanh bệnh viện tại Hà Nội và TPHCM từ ngày 30-3 đến 10-4 vừa qua.

Qua kiểm tra, cục phát hiện nhiều công ty phân phối, văn phòng đại diện hãng dược phẩm nước ngoài không tuân thủ các quy định về niêm yết giá, khai giá cao hơn so với thực tế.

Theo Cục Quản lý dược, kết quả kiểm tra cho thấy các nhà thuốc trong bệnh viện không bán thuốc giá cao hơn thị trường như báo chí đã phản ánh. Hầu hết, nhà thuốc bệnh viện bán không cao hơn giá niêm yết và thực hiện nghiêm túc việc quản lý giá thuốc bán lẻ theo thặng số tối đa.

Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 2.491 mặt hàng của 6 nhà thuốc bệnh viện và 8 nhà thuốc ngoài bệnh viện cho thấy: 97,78% lượt mặt hàng có giá bán lẻ tại nhà thuốc bệnh viện thấp hơn giá bán lẻ tại nhà thuốc xung quanh bệnh viện với tỷ lệ trung bình 6,82% và 2,22% lượt mặt hàng có giá bán lẻ tại nhà thuốc bệnh viện cao hơn giá bán lẻ tại các nhà thuốc bên ngoài bệnh viện với tỷ lệ trung bình 6,54%.

Hiện tại, cục cũng đang xem xét rút giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam đối với 1 doanh nghiệp nước ngoài. Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược, cho biết doanh nghiệp nước ngoài này có biểu hiện vi phạm trong việc xuất nhập khẩu nguyên liệu thuốc và gian lận thương mại nên cục đang đề nghị rút phép hoạt động. Tuy nhiên, ông không tiết lộ tên doanh nghiệp cụ thể.

Theo Cục Quản lý dược, tính đến hết năm 2008, có 438 công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam với hình thức phổ biến nhất là văn phòng đại diện và chủ yếu tham gia vào khâu nhập khẩu thuốc, chiếm tỷ lệ đến 70%. Hiện, cả nước có 26 văn phòng đại diện hãng dược phẩm quốc tế lớn tiếp thị tại Việt Nam.

Theo cam kết WTO, các hãng dược phẩm nước ngoài và văn phòng đại diện hãng dược không có quyền phân phối nhưng có quyền nhập khẩu trực tiếp dược phẩm vào thị trường Việt Nam. Thực tế, các công ty lại là đại diện phân phối của các công ty sản xuất dược phẩm nước ngoài có số đăng ký thuốc tại Việt Nam đang nắm quyền điều khiển đối với nguồn cung thuốc trên thị trường. Còn các công ty nhập khẩu ủy thác của Việt Nam chỉ được hưởng hoa hồng trên doanh số khoảng 1-3% mỗi năm.

– Kê khai giá một số mặt hàng chưa sát thực tế: Công ty Công ty sản xuất thương mại dược phẩm Đông Nam; văn phòng đại diện Công ty Mega Lifesciences; văn phòng đại diện Công ty Medochemie.

– Chưa kê khai giá một số mặt hàng: văn phòng đại diện Công ty Dasan Medichem; Công ty TNHH Dược phẩm Việt Pháp.

– Chưa niêm yết giá đầy đủ: Công ty TNHH thương mại dược phẩm Huy Minh, Công ty TNHH dược phẩm Nhất Ý; Công ty TNHH dược phẩm Nguyễn Gia; Công ty TNHH dược phẩm Việt Pháp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới