Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Phát triển dịch vụ tài chính bán lẻ dựa trên nền tảng công nghệ số

T.Đào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các tổ chức tín dụng sẽ tập trung vào đầu tư, phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán cho khách hàng theo hướng đa kênh trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ số.

Tại hội nghị về dịch vụ tài chính bán lẻ năm 2023 diễn ra hôm 16-3, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, các tổ chức tài chính đang tận dụng cơ hội để cộng tác với Fintech (công nghệ tài chính) và nhà cung cấp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, giúp giảm chi phí.

Thời gian tới, tổ chức tín dụng sẽ tập trung đầu tư cho việc phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán, đảm bảo cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích theo hướng đa kênh trên cơ sở ứng dụng nền tảng công nghệ số, tích hợp ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại trong thanh toán liên ngân hàng, thanh toán song phương, bù trừ điện tử qua hệ thống thanh toán tập trung, hệ thống thẻ, hệ thống ngân hàng tự động.

Đồng thời, các đơn vị cũng sẽ cải tiến quy trình thanh toán theo hướng đơn giản thủ tục hồ sơ, chứng từ; giao dịch chuyển đổi theo hướng số hóa và tự động hóa.

Thông tin tại hội nghị, hiện nay, việc phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng bán lẻ đang là định hướng chiến lược quan trọng của ngân hàng và tổ chức tài chính. Điều này giúp mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn ổn định, gắn kết khách hàng.

Thời gian qua, nhiều chính sách được triển khai góp phần vào việc phát triển dịch vụ này như thực hiện chương trình về chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Quá trình chuyển đổi số ngân hàng đã làm thay đổi hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Cụ thể, trong năm 2022, dịch vụ thương mại điện tử tăng 20% so với cùng kỳ. Số lượng người mua sắm trực tuyến trong nước chiếm tỷ lệ hơn 50% dân số. Giá trị mua sắm trực tuyến của mỗi người ước đạt 5,7-6,2 triệu đồng/năm.

Tính đến cuối năm 2022, lượng người giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6%; giao dịch qua kênh internet tăng 89,36%; qua phương thức quét mã QR code tăng 182%; qua điện thoại di động tăng 116,1%; tỉ trọng các giao dịch rút tiền mặt xử lý qua hệ thống Napas đã giảm từ 12% năm 2021 xuống chỉ còn 6,56% năm 2022.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới