Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Phát triển diện tích trồng điều tại Campuchia

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Phát triển diện tích trồng điều tại Campuchia

Ngọc Hùng

Mặc dù là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhưng đa phần ở dạng thô, trong đó, gần 1/3 ( khoảng 300.000 tấn) là dưới dạng tạm nhập trước khi tái xuất. Ảnh: Ngọc Hùng

(TBKTSG Online) – Theo ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), tỉnh Đồng Nai vừa ký văn bản hợp tác trồng điều trên diện tích 2.000 héc ta tại tỉnh Kampong Cham và Kampong Thom, Campuchia.

>>> Gian nan diện tích trồng điều

Ông Giang cho biết, việc trồng 1.000 héc ta điều tại mỗi tỉnh chỉ là bước đầu, sau đó sẽ tăng diện tích lên gấp nhiều lần trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, phía Hiệp hội điều Việt Nam không cho biết diện tích tăng thêm là bao nhiêu vì mọi việc đang trong quá trình bàn thảo, nên chưa có con số cụ thể.

Sau khi diện tích điều nói trên cho thu hoạch, các doanh nghiệp trồng và chế biến điều của Đồng Nai, cụ thể là công ty xuất nhập khẩu và chế biến nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hạt điều tại tỉnh Kampong Thom.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trồng và chế biến điều Việt Nam sẽ hỗ trợ người trồng điều tại hai tỉnh Kampong Cham, Kampong Thom (Campuchia) về cây giống, khuyến nông, bảo vệ thực vật cũng như kỹ thuật chăm sóc điều, chế biến điều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

* Theo Hiệp hội điều Việt Nam, thời gian tới, Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ hỗ trợ cho 20 doanh nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu lớn nhất của ngành điều được vay ưu đãi ngắn hạn để thu mua và nhập khẩu nguyên liệu cũng như để đầu tư máy móc, thiết bị nhằm cải thiện công suất chế biến điều thô của Việt Nam.

Hiện tại, Việt Nam đang ở giai đoạn cuối của vụ thu hoạch điều nên nhiều nhà máy chế biến điều xuất khẩu đang phải nhập khẩu điều thô từ các nước châu Phi để chế biến xuất khẩu.

Ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam cho biết, do giá điều thô trên thị trường thế giới tăng nên hiện xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp cứ mua đi bán lại điều thô của châu Phi nhiều lần để đẩy giá tăng lên.

“Trước tình hình này, Hiệp hội đã có công văn đề nghị các doanh nghiệp mua bán điều thô của nước ngoài phải nghiêm tức thực hiện những cam kết đã ký với các doanh nghiệp nhập khẩu điều Việt Nam và qua đó cảnh báo doanh nghiệp trong nước cảnh giác trước cách thức buôn bán này”, ông Học cho biết.

Theo Bộ Công Thương, trong quí 1-2010, cả nước đã xuất khẩu khoảng 30.000 tấn điều nhân các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 157 triệu đô la Mỹ, giảm 4,3% sản lượng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lại tăng 12% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân đạt 5.200 đô la Mỹ/tấn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới