Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

“Phí bôi trơn như thế thì làm sao phát triển được”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

“Phí bôi trơn như thế thì làm sao phát triển được”

Tư Hoàng

“Phí bôi trơn như thế thì làm sao phát triển được”
Nhiều DN cho rằng phòng chống tham nhũng không phải là việc của họ – Ảnh TL.

(TBKTSG Online) – Tỷ lệ các doanh nghiệp ở Việt Nam "thỉnh thoảng" đối diện với hành vi gây khó khăn khi giao dịch với cơ quan nhà nước như thuế, hải quan ở mức tương đối cao, theo một khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố ngày 29-12 tại Hà Nội.

Báo cáo “Hiện trạng Thực hành Liêm chính trong Kinh doanh và Nhu cầu Hỗ trợ Xây dựng Năng lực của doanh nghiệp” của cơ quan này khảo sát 180 doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại ba địa phương là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

Trả lời câu hỏi: “Khi giao dịch với cơ quan quản lý nhà nước như thuế, hải quan, ngân hàng…, doanh nghiệp anh/chị có thường gặp những hành vi gây khó khăn, vòi vĩnh không?” thì có tới 43% trong tổng số doanh nghiệp chọn câu trả lời “thỉnh thoảng”.

Tỷ lệ chọn trả lời câu hỏi này cao nhất là 60% ở công ty liên doanh, tiếp theo là công ty Việt Nam có một phần vốn nhà nước (57%), doanh nghiệp nhà nước (50%), doanh nghiệp nước ngoài (40%), và doanh nghiệp tư nhân (38%).

Da giày, ngân hàng và chế biến lương thực và thực phẩm là loại hình doanh nghiệp có tần suất gặp hành vi gây khó khăn của cơ quan nhà nước cao nhất với tỷ lệ tương ứng là 53%, 50% và 48%.

Theo kết quả khảo sát, 55% số doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và hiểu đúng về liêm chính trong kinh doanh, và họ đồng ý rằng liêm chính phải gắn liền với các nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức và quy phạm pháp luật tạo ra rào cản đối với nạn tham nhũng, hối lộ.

Tuy nhiên, chỉ có 29% doanh nghiệp cho biết họ đã triển khai chính sách về liêm chính trong doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng Thư ký VCCI, nhận xét tại hội thảo công bố bản báo cáo này rằng liêm chính và minh bạch là cốt lõi của quản trị kinh doanh, tạo nền tảng cho việc tạo dựng giá trị trong kinh doanh.

Ông Vinh cho biết, nhiều doanh nghiệp bày tỏ băn khoăn, nếu họ tham gia phòng chống tham nhũng, rồi bị cắt điện, cắt nước, hay bị gây khó khăn trong việc thông quan thì làm sao họ có thể làm? Ông phản ánh, có doanh nghiệp nói, "chúng tôi chỉ tập trung sản xuất, làm ra lợi nhuận, làm sao mà chống tham nhũng được."

Tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, phí và thuế chiếm tới 40,8% trong số tổng doanh thu của doanh nghiệp, lớn hơn nhiều so với mức thuế thu nhập doanh nghiệp 23% hiện hành. Bà cho biết, con số này là từ báo cáo Doing Business của Ngân hàng Thế giới, và được Bộ Tài chính nêu ra trong hội thảo gần đây.

Trong khi đó, bà cho biết báo cáo trên còn nêu, doanh nghiệp Việt Nam đóng tới ít nhất 0,72% trên mỗi đồng lợi nhuận họ làm ra cho chi phí bôi trơn. “Tỷ lệ như vậy thì làm sao doanh nghiệp phát triển được”, bà nói.

Bà Lan tính toán, trong giai đoạn 2002-2013, tỷ lệ doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ tăng từ 90% lên 95,9%; riêng tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ tăng từ 53,1% lên 70%.

Trong giai đoạn 2002-2013, hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA) trong số các doanh nghiệp tư nhân có lãi giảm từ 6,6% xuống 3,2%; và ROA chung của các doanh nghiệp giảm từ 6,4% xuống 3,4%.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới