Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Phía sau những chợ hoa ngày cuối năm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Phía sau những chợ hoa ngày cuối năm

Hòa Tân

(TBKTSG Online) – Vài năm gần đây hay xảy ra hiện tượng người bán hoa dùng cây đập bỏ các chậu hoa để tránh cảnh một số người người tranh thủ “hôi” hoa ở các chợ hoa, những hình ảnh than thở, câu chuyện thua lỗ, khóc sướt mướt trên báo, trên mạng xã hội đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trên cộng đồng mạng.

Phía sau những chợ hoa ngày cuối năm
Mua bán hoa ở chợ hoa Công viên Gia Định, TPHCM. Ảnh: Hồng Ngọc

Hôm nay, 29 tháng Chạp, chưa phải là ngày cuối năm nhưng mấy ngày qua trên mạng xã hội, nhiều người đã luận bàn chuyện này khi nghe nói hoa nhiều nơi ế ẩm. “Thực hiện theo đề nghị của con trai: không mua hoa ngày 30 Tết. Việt Nam nói là làm, hôm nay ngày 27 đã mua đầy đủ”, một tài khoản trên Facebook khoe hình ảnh nhiều chậu hoa đã được mua sắm, trang trí trong nhà.

Chủ nhân trang Facebook này cho rằng “30 Tết hoa có thể rẻ còn một nửa hoặc rẻ như cho, nhưng mua hoa vào thời điểm ấy tội cho người ta lắm. Người nông dân trồng hoa vất vả lắm. Chúng ta không cần chờ hoa rẻ mới mua. Trước Tết có chậu hoa trong nhà đôi khi lại hay. Ba bữa Tết tranh thủ mua hoa sớm đi các bạn”. Theo người này thì mong sao năm này người kinh doanh hoa cũng có lời và ai bán hoa cũng về kịp đón giao thừa bên các con, người thân của mình.

Tuy nhiên, một tài khoản Facebook khác lại nói có góc nhìn khác hẳn. Người này lý giải: “Khi bạn đã chọn công việc bán hoa Tết, mục đích là để kiếm thêm thu nhập thì bạn phải chấp nhận cái khổ và cái sướng của công việc này”. Và trang Facebook cá nhân này cho biết nhiều người thân của mình tận dụng thời gian lễ tết để bán hoa kiếm thêm thu nhập nhưng mấy ngày này các phương tiện truyền thông, mạng xã hội kêu gọi lòng nhân ái của những người cầm đồng tiền đi mua hoa, nhằm giúp cho những người bán hoa được “bán hết nhanh về nhà ăn tết” thì thật là khó hiểu.

Theo đó, tiền trong túi bạn bỏ ra kinh doanh thì bạn tự quyết. Chấp nhận bán buôn hoa thì người bán chấp nhận quy luật cung cầu của thị trường, có lời, có lỗ, có trúng đậm nhờ bạo gan, cũng có thua trắng tay là lẽ đương nhiên.

“Tại sao một số tờ báo mạng, rồi những người dùng mạng xã hội cứ nghĩ người bán hoa kiếm tiền khổ mà không thấy một bác nông phu, anh phụ hồ, chị lao công… cũng khó khăn lắm mới kiếm được chút tiền”, một tài khoản Facebook đặt câu hỏi?

Có người bình luận, rằng nếu xã hội cứ thương cảnh người bán hoa ế ẩm thì có ai thương người đi mua hoa thuộc diện nghèo hay không? Kinh doanh hoa ai cũng công nhận là rủi ro cao nhưng một khi “trúng quả” thì một vốn bốn lời.

“Kêu khóc, than thở làm gì, chẳng bù cho những lúc bán đắt, giá cao mặt mày hớn hở vì trúng quả. Kinh doanh bằng lòng từ bi chỉ tổ làm mất thêm giá trị của chính bản thân mình mà thôi”, một người bình luận.

Giờ đây người mua hoa cũng đủ khôn ngoan để chờ đợi đến lúc an toàn cho những đồng tiền mồ hôi, nước mắt mà họ kiếm được. Do vậy có người đã viết rằng đã chấp nhận kinh doanh hoa Tết vốn nhiều rủi ro để kiếm lời thì không nên hối tiếc.

Một tài khoản Facebook cho biết ở những địa phương có trồng hoa thì người mua hoa còn có lý do nào đó, như để ủng hộ nông dân trồng hoa, còn những nơi không trồng hoa thì sao? “Ngoài Đồng Hới của mình chủ yếu là người buôn hoa từ Đà Lạt và Hà Nội về, năm nào sốt hoa có giá cao ngất trời chỉ làm giàu cho người buôn hoa, nên đâu thể gọi mua hoa là giúp nông dân?”, một chủ tài khoản Facebook có lẽ ở miền Trung viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới