Thứ Ba, 6/06/2023, 04:51
26 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Phó chủ tịch Khánh Hòa có quên môi trường?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Phó chủ tịch Khánh Hòa có quên môi trường?

Từ bờ biển thôn Đông Hải có thể nhìn thấy núi Hòn Lớn mà sau lưng nó là bãi Đầm Môn, Vịnh Vân Phong – Ảnh: HỒNG VĂN

(TBKTSG Online) – Sau bài viết nêu ý kiến Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa xung quanh việc xây cảng hay nhà máy thép tại vịnh Vân Phong, bạn đọc Trinh Tuan đã gửi một phản hồi. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xin giới thiệu ý kiến bạn đọc Trinh Tuan: 

Là một nước đang phát triển và đi sau nhiều nước đã phát triển khác, chúng ta có lẽ đã nhìn thấy nhiều bài học từ sự phát triển, trong đó có bài học về ô nhiễm môi trường.

Trong bài viết: “Thêm một ý kiến về đầu tư vịnh Vân Phong” mà trong đó phóng viên nêu lại ý kiến của Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng, tôi không thấy ông Thắng đề cập tới vấn đề môi trường khi triển khai khu liên hợp thép. Phải chăng chúng không là gì để khiến chúng ta không bận tâm? Phải chăng chúng ta phải hy sinh môi trường sinh thái và sức khỏe người dân vì một Việt Nam phát triển?

Bài học về nhà máy đóng tàu Vinashin còn đó. Một dự án 50 năm được coi là trung hạn, sau 50 năm nữa chúng ta thu được lợi ích gì hay phải bỏ tiền ra khắc phục hậu quả về môi sinh?

(tuantrinhquoc@gmail.com)

Để tiện theo dõi, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đăng lại dưới đây ý kiến Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng, được phóng viên Hồng Văn nêu trong bài viết:

(TBKTSG Online) – Dự án khu liên hợp thép tại vịnh Vân Phong của Posco (Hàn Quốc) và Vinashin là trung hạn, còn cảng trung chuyển container quốc tế là nhắm đến dài hạn. Đây là ý kiến của Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà Nguyễn Chiến Thắng.  

Theo ông Thắng, dự án cảng trung chuyển container quốc tế tại vịnh Vân Phong, về lý thuyết thì tính khả thi rất cao do lợi thế về tự nhiên vịnh nước sâu của Vân Phong và khoảng cách địa lý của Vân Phong với các nước trong khu vực.  

“Nhưng đây là chuyện của 50, 60 năm nữa”, ông nói. Hiện nay, cảng trung chuyển quốc tế của Singapore đang mở rộng, nước này mua cát của Việt Nam để mở rộng cảng; Malaysia cũng đang xây dựng cảng trung chuyển từ năm 1992. Và ông Thắng đặt câu hỏi, liệu cảng trung chuyển tại vịnh Vân Phong có cạnh tranh được với các cảng trung chuyển ở các nước trong khu vực đã và đang xây dựng, mở rộng thêm hay không.  

Ngoài ra, ông Thắng cho rằng, cảng trung chuyển quốc tế tại vịnh Vân Phong chỉ thực sự phát huy tác dụng sau khi Thái Lan xây dựng kênh đào băng qua dải đất phía nam của nước này.  

Dự án cảng trung chuyển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã được phê duyệt với vốn đầu tư chỉ có 197 triệu đô la Mỹ, theo ông Thắng là chưa xứng tầm với một cảng trung chuyển container quốc tế như nhiều người trông đợi.  

Trong khi đó, dự án khu liên hợp thép của Posco với Vinashin được cấp phép trong thời hạn 50 năm, tức trung hạn và chỉ sử dụng 5 km chiều dài bờ biển trong quy hoạch cho cảng trung chuyển là 12 km. Ngoài luyện và cán thép, khu liên hợp này còn thu hút hơn 300 nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào công nghiệp phụ trợ với tổng vốn đầu tư ước tính của cả khu liên hợp và phụ trợ lên tới 11 tỉ đô la Mỹ, giải quyết một lượng lớn lao động trong vùng.  

“Dự án khu liên hợp thép trong trung hạn là để tránh lãng phí khi ở đây chưa đủ điều kiện hình thành cảng trung chuyển container quốc tế xứng tầm. Còn nếu cảng trung chuyển container quốc tế có điều kiện thực hiện sớm hơn thì vẫn còn 7 km chiều dài bờ biển, đủ sức để xây dựng một cảng trung chuyển có tầm vóc quốc tế”, ông nói.  

Ông Thắng cũng cho rằng, dự án liên hợp thép còn kết nối với dự án nhà máy lọc dầu ở Vũng Rô phía nam Phú Yên, hình thành vùng công nghiệp nam Phú Yên-bắc Khánh Hoà và chính quyền hai tỉnh đã từng xem xét đến phương án cùng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của vùng này.  

Vịnh Vân Phong năm trên địa bàn hai huyện của Khánh Hoà là Vạn Ninh và Ninh Hoà, trong đó Vạn Ninh tiếp giáp với Vũng Rô và khu liên hợp thép chỉ cách dự án nhà máy lọc dầu ở Vũng Rô chưa đầy 50 km.  

Hồi cuối tháng 1 năm nay, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án STX Vina cho tập đoàn STX của Hàn Quốc. Đây là dự án khu liên hợp công nghiệp nặng bao gồm đóng tàu tải trọng lớn, chế tạo phương tiện khai thác dầu khí, kết cấu thép và thiết bị chuyên dùng trong hàng hải, có vốn đầu tư 500 triệu đô la Mỹ, được xây dựng tại xã Ninh Hải, huyện Ninh Hoà.

HỒNG VĂN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới