Chủ Nhật, 28/05/2023, 13:31
31 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Phòng chống tội phạm rửa tiền: Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Phòng chống tội phạm rửa tiền: Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật

Hà Linh

(TBKTSG Online) – Thông tin này được ghi nhận tại Hội nghị tham vấn đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền và tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có diễn ra tại Đà Nẵng hôm nay (9-7).

Phòng chống tội phạm rửa tiền: Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật
Ông Nguyễn Hoà Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hà Linh

Được tổ chức bởi Cơ quan Phòng chống Ma tuý và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Bộ Nội vụ Australia và Toà án nhân dân tối cao Việt Nam, hội nghị là dịp để thảo luận, tìm hiểu sâu hơn khung pháp lý của Việt Nam và đóng góp ý kiến, khuyến nghị đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán nhằm áp dụng thống nhất hiệu quả các quy định của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền về các tội danh này.

 Hơn 70 đại biểu bao gồm các thành viên của Hội đồng thẩm phán, chuyên gia, đại biểu của Quốc hội, đại diện toà án, các cơ quan, ban ngành có liên quan của Việt Nam; các chuyên gia của Bộ Nội vụ Australia và UNODC cùng tham dự.

Theo các đại biểu tham gia hội nghị, ở Việt Nam, tội phạm rửa tiền không phải là tội phạm truyền thống, nhưng trong thời đại toàn cầu hóa, loại tội phạm này đang có những diễn biến phức tạp và tác động xấu đến nền kinh tế. Thực tiễn phòng, chống tội phạm cho thấy, hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện khá nhiều phương thức, thủ đoạn rửa tiền rất tinh vi. Tội phạm rửa tiền lợi dụng thói quen giao dịch bằng tiền mặt để mua tài sản có giá trị cao như bất động sản, nhà cửa, ô tô, vàng bạc, đá quý…, sau đó nhờ người khác đứng tên, cất giấu nhằm hợp thức nguồn tiền “đen” thu được từ các hoạt động tội phạm.

Ông Nguyễn Hoà Bình, Chánh án Toà án nhân dân tối cao cho biết, ngày 20/6/2017 Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015. Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 41 của Quốc hội đã “Giao Tòa án nhân dân tối cao thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các quy định Bộ luật Hình sự năm 2015”.

Ông Chistopher Batt, cố vấn về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, khu vực Mêkong – Đông Nam Á kiêm phụ trách UNODC Việt Nam cho biết nghị quyết cần phải được hoàn thiện và ban hành càng sớm càng tốt để Việt Nam có thể thực sự áp dụng hiệu quả các quy định của pháp luật hình sự về rửa tiền trước khi kỳ đánh giá diễn ra vào năm sau.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới