Thứ Năm, 28/09/2023, 11:51
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Phỏng vấn chuyên gia

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Phỏng vấn chuyên gia

Phạm Phú Quốc

(TBKTSG) – Người viết không có chuyên môn làm báo, nhưng cảm thấy có nhiều bất ổn trong việc sử dụng ý kiến chuyên gia trên báo chí nên muốn nêu lên vài kiến nghị.

Các phóng viên, bên cạnh việc thu thập thông tin, thường phỏng vấn thêm chuyên gia để giúp bài viết vừa có tính thời sự vừa có tính chuyên môn cao. Tuy nhiên, để sử dụng tốt ý kiến chuyên gia, theo tôi, cần chú ý một số đặc điểm.

Với sự phân công lao động xã hội như hiện nay, các chuyên gia thường phải tập trung vào lĩnh vực hẹp của mình thì mới có thể tạo được thế mạnh cạnh tranh so với các đồng nghiệp, cho nên khó ai có thể nghiên cứu hoặc trải nghiệm sâu nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế, trước khi phỏng vấn, phóng viên nên tìm hiểu người mình định phỏng vấn, nếu là nhà khoa học thì chuyên nghiên cứu lĩnh vực nào và có các công bố nghiên cứu ở đâu; còn nếu là người làm trong thực tế thì họ đã kinh qua những chức vụ và công việc nào để hỏi đúng sở trường của họ. Nếu chưa có điều kiện tìm hiểu như thế thì khi phỏng vấn, nên hỏi họ chính những điều đó trước tiên. Người nào cho rằng lĩnh vực nào cũng có thể trả lời phỏng vấn được thì họ rất khó có thể cho ý kiến một cách chính xác.

Cường độ trả lời phỏng vấn cũng là một tín hiệu cho thấy chất lượng của các ý kiến. Trước mỗi vấn đề, cần có thời gian mới có thể nghiên cứu sâu và phân tích kỹ rồi mới đưa ra kết luận tin cậy được. Thế nên, các chuyên gia sản sinh ra các ý kiến đều đặn hàng ngày, hàng tuần, thì khó là ý kiến có giá trị.

Phóng viên cũng nên kiểm tra chéo ý kiến phỏng vấn. Cùng một vấn đề có thể có nhiều cách lý giải nên nếu phóng viên lấy ý kiến chuyên gia này kiểm chứng ở chuyên gia khác thì sự xác nhận hoặc phản biện trái ngược sẽ giúp cho vấn đề thêm rõ hơn.

Sau khi phỏng vấn, phóng viên nên theo dõi để đối chiếu với kết quả thực tế nhằm nhận biết tính chính xác của các ý kiến chuyên gia.

Thường khi thấy nội dung bài viết tâm đắc hoặc có gì không chính xác thì độc giả sẽ phản hồi. Chưa biết ý kiến đó là đúng hay sai, nhưng đó có thể là những gợi ý cho tác giả bài báo những khía cạnh chưa nghĩ đến khi viết.

Trong khi đó, người được phỏng vấn nên có trách nhiệm với những phát biểu của mình. Cần coi cơ hội trả lời phỏng vấn là lúc đem kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm của mình đóng góp cho xã hội. Nếu chủ đề không thuộc phạm vi hiểu biết hoặc ngoài lĩnh vực mình nghiên cứu thì nên mạnh dạn từ chối. Những ý kiến chủ quan, không có cơ sở khoa học hoặc thiếu trách nhiệm dần dần cũng sẽ bộc lộ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới