Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

PMI ngành sản xuất tiếp tục lao dốc

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

PMI ngành sản xuất tiếp tục lao dốc

Hồng Phúc

(TBKTSG Online) – Dữ liệu của tháng 7 được phản ánh qua chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam biểu thị một tháng khó khăn nữa cho ngành sản xuất. Các điều kiện kinh doanh đã suy yếu với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các tháng trước.

>> Công bố PMI – chỉ số nhà quản trị mua hàng

 

Nguồn: Markit, HSBC

Theo thông cáo báo chí phát đi từ Ngân hàng HSBC tại Việt Nam sáng 1-8, PMI tháng 7 đã sụt giảm từ 46,6 điểm trong tháng 6 xuống còn 43,6 điểm trong tháng 7. Chỉ số PMI đã cho kết quả dưới mức trung bình 50 điểm trong bốn tháng liên tiếp và tháng 7 là tháng có chỉ số thấp nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu thực hiện từ tháng 4-2011.

“Kể từ tháng 5, số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm mỗi tháng. Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu từ tháng 4-2011”, theo thông cáo trên.

Nguyên nhân cửa sự sụt giảm mạnh này là do những điều kiện kinh tế không thuận lợi và do khách hàng hạn chế chi tiêu.

“Mức giảm tổng thể số lượng đơn đặt hàng mới chủ yếu xuất phát từ nhu cầu yếu kém của các khách hàng trong nước, trong khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tiếp tục giảm nhẹ. Các công ty có câu trả lời số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài giảm hay nêu lý do là do lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm và nhu cầu từ các thị trường châu Âu suy yếu”, thông cáo viết.

"Sự suy giảm mạnh hoạt động sản xuất phản ánh nhu cầu nội địa ở Việt Nam vẫn còn yếu khi mà người tiêu dùng còn chưa sẵn lòng chi tiêu và môi trường tín dụng vẫn khó khăn”, bà Trinh Nguyễn, chuyên viên kinh tế của Ngân hàng nói.

Tuy nhiên, theo HSBC, trong tháng 7, khối lượng công việc ít hơn buộc các công ty tập trung giảm lượng công việc chưa thực hiện. Nhờ đó, lượng công việc tồn đọng đã giảm đáng kể với tốc độ nhanh nhất trong cả quá trình khảo sát 16 tháng qua.

Nhưng bên cạnh đó, các nhà sản xuất ở Việt Nam cũng đã giảm số lượng nhân công suốt hai tháng nay. Đa số những người tham gia khảo sát cho rằng nguyên nhân là do khối lượng công việc mới cùng với nhu cầu sản xuất tại các nhà máy giảm làm cho nhân công giảm theo.

Cũng theo kết quả cuộc khảo sát này, trong tháng 7, các nhà sản xuất Việt Nam đã giảm mua hàng hóa đầu vào bốn tháng liên tiếp với mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4-2011 và từ đó làm giảm đáng kể tồn kho hàng hóa trước sản xuất.

Sự lạc quan có vẻ chưa dễ quay trở lại. “Mức độ giảm việc làm và hoạt động mua hàng cho thấy tình hình này có thể sẽ tiếp diễn trong vài tháng tới”, bà Trinh Nguyễn nói, “Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng chính sách trong nửa đầu năm. Với tốc độ lạm phát đang chậm lại và nhu cầu còn yếu kém, chúng tôi cho rằng lãi suất tái cấp vốn và những lãi suất khác sẽ sớm được giảm thêm."

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới