Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

PwC: mô hình quản trị doanh nghiệp gia đình Việt Nam đang thay đổi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

PwC: mô hình quản trị doanh nghiệp gia đình Việt Nam đang thay đổi

Vân Ly

(TBKTSG Online) – Các doanh nghiệp gia đình Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng trở lại trong hai năm tới, sau khi vượt qua tác động của đại dịch Covid-19. Dù xác định dựa vào việc ứng dụng công nghệ để có sự tăng trưởng nhưng chỉ có 9% trong 33 doanh nghiệp gia đình Việt Nam tham gia khảo sát cho biết hoàn toàn tự tin vào năng lực số, theo số liệu được công ty PwC công bố vào chiều 12-4.

PwC: mô hình quản trị doanh nghiệp gia đình Việt Nam đang thay đổi
Ảnh minh họa: Vân Ly

Theo báo cáo “Khảo sát doanh nghiệp gia đình 2021 – góc nhìn Việt Nam” của PwC, 65% số doanh nghiệp gia đình(DNGĐ) Việt Nam tham gia khảo sát khẳng định sẽ có tăng trưởng trong năm 2021. Triển vọng cho năm 2022 tích cực hơn, với ba trong bốn nhà lãnh đạo được hỏi tự tin về tăng trưởng doanh nghiệp, 33% dự kiến tăng trưởng sẽ diễn ra “nhanh” và “mạnh mẽ” – cao hơn tỷ lệ 28% ghi nhận được ở cấp độ khu vực và mức 21% trên toàn cầu.

Bản báo cáo nói trên là một phần của bảng Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình toàn cầu lần thứ 10 của PwC với sự tham gia (phỏng vấn trực tuyến) của trên 2.800 lãnh đạo doanh nghiệp tại 87 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 33 nhà lãnh đạo và người ra quyết định từ các doanh nghiệp gia đình tiêu biểu tại Việt Nam. 

Báo cáo về doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam lần đầu được PwC công bố nhằm mang đến cái nhìn thực tế về những trăn trở hiện nay và định hướng phát triển của các doanh nghiệp gia đình đứng trước môi trường kinh doanh và xã hội đang thay đổi.

Hướng đến những kỳ vọng tăng trưởng, báo cáo cho biết doanh nghiệp gia đình Việt Nam xem việc mở rộng kinh doanh và ứng dụng công nghệ là những ưu tiên hàng đầu. Có 55% số nhà lãnh đạo doanh nghiệp gia đình Việt Nam tham gia khảo sát khẳng định sẽ tập trung phát triển đưa sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường và 52% cho biết sẽ ưu tiên tăng cường ứng dụng các công nghệ mới. Tuy nhiên, chỉ có 30% số doanh nghiệp gia đình Việt tự đánh giá là mạnh về kỹ thuật số, so với tỷ lệ toàn cầu là 38% và chỉ có 9% số doanh nghiệp gia đình Việt Nam hoàn toàn tự tin vào năng lực số.

Trong bối cảnh đại dịch đang đánh dấu những thay đổi mang tính lâu dài, việc nhìn nhận lại hoặc triển khai các mô hình kinh doanh mới cũng là mối quan tâm ưu tiên đối với 52% các doanh nghiệp được khảo sát.

Phân tích từ báo cáo cho thấy có sự chuyển dịch rõ nét của các doanh nghiệp gia đình theo hướng đa dạng hóa kinh doanh và có cơ cấu quản lý bởi nhân sự ngoài gia đình nhiều hơn. Có 45% số doanh nghiệp gia đình đang hướng tới các mục tiêu kinh doanh đa dạng hơn trong năm năm tới. Mô hình vận hành phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp gia đình Việt Nam là do chủ sở hữu (52%) hoặc do gia đình quản lý (36%) nhưng điều này dự kiến sẽ thay đổi theo hướng thuộc sở hữu gia đình và được bên ngoài quản lý hoặc điều hành, với tỷ lệ tăng từ 12% năm nay lên 60% trong năm năm tới.

Trên một nửa (52%) số doanh nghiệp gia đình Việt Nam tham gia khảo sát dự kiến thế hệ kế nghiệp sẽ trở thành cổ đông chính trong vòng năm năm tới. Tuy nhiên, chỉ 36% số doanh nghiệp cho biết đã định sẵn kế hoạch kế thừa một cách chính thức và minh bạch.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới