Thứ Ba, 23/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Quan sát nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Quan sát nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ

Diễn biến hiện tượng nhật thực toàn phần chụp qua kính thiên văn. Ảnh: vietsciences.free.fr.

Ngày 22-7, sự kiện nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 có thể được quan sát một phần từ mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng vị trí quan sát rõ nhất là tỉnh Hà Giang với độ lớn cực đại gần 0,80, theo nhận định của thạc sĩ Trần Tiến Bình, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Ngày 22-7, nhật thực sẽ xảy ra vào lúc 7 giờ 6 phút và kết thúc vào 9 giờ 25 phút 50 giây (giờ Hà Nội). Thời gian quan sát cực đại là 8 giờ 11 phút, độ cao cực đại là 36 độ, độ lớn cực đại là 0,73.

Ở Huế, độ lớn cực đại là 0,57, độ cao mặt trời là 37 độ. Thời gian bắt đầu lúc 7 giờ 10 phút sáng, cực đại lúc 8 giờ 13 phút sáng, kết thúc lúc 9 giờ 25 phút. 

Tại TPHCM, nhật thực bắt đầu lúc 7 giờ 17 phút, cực đại lúc 8 giờ 12 phút. Độ lớn mặt trời 0,39 và độ cao mặt trời lúc cực đại là 35 độ.

Từ 7 giờ sáng 22-7, Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TPHCM sẽ tổ chức quan sát nhật thực tại Nhà thiếu nhi thành phố tại quận 3, TPHCM. Tại Đà Nẵng, diễn đàn Câu lạc bộ thiên văn Bách khoa tổ chức theo dõi tại bãi biển Phạm Văn Đồng.

Theo các chuyên gia thiên văn học, để có thể an toàn khi quan sát nhật thực, cần có các kính quan sát chuyên dụng. Cũng có thể quan sát bằng các phương pháp khác nhau như nhìn qua tấm phim chụp X – quang; dùng một tấm bìa khoét một lỗ tròn hướng tấm bìa về phía mặt trời sao cho ánh sáng đi xuyên qua lỗ tròn, đặt một tờ giấy trắng phía dưới sao cho hình ảnh mặt trời hiện thành một vòng tròn trên tờ giấy trắng.

Quan sát nhật thực toàn phần tại Phan Thiết, ngày 24-10-1995. Ảnh: vietsciences.free.fr.

Theo TTXVN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới