Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Quốc hội chất vấn về chậm thay đổi tư duy trong phân cấp nông sản

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Quốc hội chất vấn về chậm thay đổi tư duy trong phân cấp nông sản

Lê Anh

(TBKTSG Online) – Chiều nay 25-5, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017 và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018.

Quốc hội chất vấn về chậm thay đổi tư duy trong phân cấp nông sản
Người dân TPHCM "giải cứu" dưa hấu giúp nông dân Quảng Ngãi, ảnh chụp tại một điểm bán hàng vào ngày 12-5. Ảnh: TL.

Vấn đề được nhiều đại biểu đặt ra nhất cho buổi thảo luận chiều nay là sự phát triển của ngành nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa giải quyết được những bất cập hiện nay như "được mùa mất giá", luôn luôn phải "giải cứu" nông sản.

Làm rõ thêm một số vấn đề các đại biểu nêu ra, về vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết đã đạt được một số kết quả ban đầu như xuất khẩu nông sản tăng. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang 180 nước, trong đó có một số  thị trường khó tính như Nhật, EU, Mỹ.

Bên cạnh đó, giá trị nông sản tăng qua từng năm, trong đó năm 2017 đạt hơn 36 tỉ đô la Mỹ, dự báo năm nay đạt khoảng 40 tỉ đô la. Thặng dư trong nông nghiệp cũng tăng, năm 2017 đạt 8,5 tỉ đô la,  dự báo năm nay đạt 9 tỉ đô la. Ba  trục sản phẩm nông nghiệp (cấp quốc gia, cấp tỉnh, địa phương) đã áp dụng công nghệ cao vào sản xuất và tạo ra giá trị gia tăng cao.

Ông Cường thừa nhận và chỉ ra rằng, ngành nông nghiệp vẫn còn 3 khâu yếu gồm tính liên kết yếu; chế biến yếu; quản lý nhà nước yếu. Ngoài ra nút thắt về đất đai, tín dụng vẫn đã làm hạn chế sự phát triển của ngành nông nghiệp. Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho biết, hiện nay đang từng bước tháo gỡ khó khăn trong những khâu yếu để đưa lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới.

Ngay sau đó, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) tranh luận rằng cần phải thay đổi tư duy việc phân cấp sản phẩm nông nghiệp. Chính vì sự chậm trễ trong việc thay đổi tư duy này mà dẫn đến tình trạng "được mùa mất giá" và phải "giải cứu" nông sản. Ông cho rằng, cần xây dựng cơ sở dữ liệu về chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp, từ đó chọn cây trồng phù hợp với đất, thổ nhưỡng và khí hậu của từng vùng.

Cũng đề cập về những tồn tại của ngành nông nghiệp, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM), mong Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhìn thẳng hơn vào thực tế. Ông Ngân đặt câu hỏi giá trị gia tăng trong nông nghiệp thì nông dân có được thụ hưởng không? Ông chỉ ra rằng, qua thống kê cho thấy năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đang giảm dần, các chi phí trung gian đã chiếm hết của nông dân.

Mời xem thêm:

Sẽ phải "giải cứu" nông sản nếu cứ chậm tái cơ cấu nông nghiệp

Đại biểu Quốc hội chỉ ra nhiều “căn bệnh” trầm kha của nền kinh tế

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới