Thứ Sáu, 9/06/2023, 12:45
31 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Quốc hội đề nghị cân nhắc giải pháp miễn, giảm thuế

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Quốc hội đề nghị cân nhắc giải pháp miễn, giảm thuế

Ngọc Lan

(TBKTSG Onlines) – Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 5 giải pháp miễn, giảm thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân trong điều kiện nền kinh tế năm 2011 gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cân nhắc một số giải pháp thiết thực hơn.

Chính phủ đề nghị giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp năm 2011 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và một số ngành nghề sản xuất, kinh doanh quan trọng. Những đối tượng này trước đó đã được giãn thuế TNDN.

Chính phủ cũng đề nghị miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ ngày 1-8-2011 đến hết năm 2012 với cổ tức được chia cho cá nhân (trừ cổ tức các ngân hàng, quỹ đầu tư tài chính, tổ chức tín dụng), miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, miễn thuế đối với cá nhân có thu nhập ở bậc chịu thuế thứ nhất (người độc thân có thu nhập đến 9 triệu đồng/tháng, người có 1 người phụ thuộc đến 10,6 triệu, 2 người phụ thuộc có thu nhập đến 12,2 triệu/tháng mới phải nộp thuế).

Ngoài ra, Chính phủ đề nghị giảm 50% thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế TNDN (thuế khoán) từ quí 3 năm nay đến hết năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ cho công nhân, sinh viên thuê, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện các nơi này không giá tăng giá từ cuối năm 2010 đến nay.

Bộ Tài chính tính toán, tổng hợp tất cả các biện pháp miễn, giảm thuế sẽ làm giảm thu ngân sách năm nay khoảng 4.200 tỉ đồng. Việc giãn thuế (đã thực hiện trước đó) làm giảm thu ngân sách khoảng 6.900 tỉ đồng; miễn giảm thuế năm 2012 khoảng 2.200 tỉ đồng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh nói tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 13-7: “Đây chỉ là các giải pháp tình thế, chưa mang tính lâu dài nhưng do đánh giá tình hình 6 tháng cuối năm nay còn khó khăn nên Chính phủ đã cân nhắc nhiều”. Còn để chống thất thu, ông cho rằng, nhà nước tập trung vào các giải pháp khác như tăng thu trượt giá, thu do điều chỉnh các chính sách thuế xuất nhập khẩu, chống thất thu và chuyển giá (5.000 tỉ đồng thu được thời gian qua nhờ siết chặt biện pháp này).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉ xem xét, miễn giảm thuế (30%) đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (236.500 doanh nghiệp), không miễn toàn bộ doanh nghiệp thuộc diện gia hạn nộp thuế như Chính phủ đề xuất. Để giảm khó khăn cho doanh nghiệp, cần tập trung vào việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận nguồn vay vốn lãi suất hợp lý.

Mặt khác, mức giảm, miễn thuế không lớn và phần lớn các doanh nghiệp đang khó khăn cần sự hỗ trợ lại là các doanh nghiệp không có thu nhập nộp thuế nên không trong diện được hưởng ưu đãi về thuế TNDN. Hơn nữa, việc miễn, giảm thuế tại thời điểm hiện nay cho một số đối tượng sẽ khó đảm bảo tính khả thi, thiếu chặt chẽ trong quản lý, dễ phát sinh tiêu cực và vướng mắc khi thực hiện. Ví như miễn thuế khoán cho các hộ kinh doanh nhà trọ từ cuối năm 2010 đến nay không tăng giá nhưng thực tế các hộ kinh doanh đã tăng giá từ đầu năm nay.

Hay việc miễn thuế TNCN với những người có thu nhập đến mức phải chịu thuế ở bậc 1 không tác động đến đa số những người có thu nhập thấp, lao động nghèo và những người làm công ăn lương. Việc miễn giảm thuế chỉ manh tính động viên là chính.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên dự báo tình hình kinh tế năm 2012 còn nhiều khó khăn nên các chính sách kinh tế nói chung không nên dễ dàng nới lỏng, phải cân nhắc thực tế và đảm bảo nguồn thu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới