Thứ Ba, 23/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 47 người

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 47 người

M.Đ

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 47 người
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp sáng 10-6. Ảnh: TTXVN

(TBKTSG Online) – Ngày 10-6, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gọi đây là “cuộc bỏ phiếu kép”.

“Đây thực sự là cuộc bỏ phiếu kép. Cử tri bỏ phiếu cho đại biểu Quốc hội còn đại biểu Quốc hội thì bỏ phiếu, thực hiện quyền năng chính trị, quyền năng pháp lý của mình”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói trong phiên họp sáng 10-6.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, tất cả những người thuộc diện Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm

Lá phiếu gửi đại biểu sẽ phân nhóm các chức danh được lấy phiếu, gồm nhóm lãnh đạo cấp cao (Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng), nhóm các bộ trưởng, nhóm các chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội.

– Từng chức danh được lấy phiếu sẽ được công bố số phiếu theo giá trị tuyệt đối của từng mức độ tín nhiệm.

– Phiếu tín nhiệm thể hiện 3 mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp

đều đã có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội, tự đánh giá về kết quả công tác theo chức năng, nhiệm vụ của mình trong thời gian từ khi được bầu giữ chức vụ được giao và nhất là 1 năm vừa qua. Đây là nguồn thông tin quan trọng nhất để các đại biểu Quốc hội cân nhắc, xem xét trước khi tiến hành bỏ phiếu.

Sáng 10-6, với 476 đại biểu tán thành (95,58% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua danh sách 47 người được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII. Những người thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm phải có thời gian giữ chức vụ đó khoảng 1 năm.

Vì vậy, đối với trường hợp ông Vương Đình Huệ, tuy có đủ thời gian giữ chức vụ theo quy định nhưng hiện không còn là Bộ trưởng Tài chính, vì vậy ông Huệ sẽ được tiến hành lấy phiếu ở đơn vị công tác mới.

Ông Đinh Tiến Dũng mới được Quốc hội bầu giữ chức danh Bộ trưởng Bộ Tài chính, chưa đủ thời gian công tác để tiến hành đánh giá tín nhiệm. Ông Dũng cũng đã được Quốc hội miễn nhiệm chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước nên không tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.

Đối với ông Nguyễn Hữu Vạn mới được Quốc hội bầu giữ chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước nên chưa đủ điều kiện về thời gian để đánh giá, bỏ phiếu tín nhiệm.

Trong buổi sáng 10-6, Quốc hội thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người thuộc danh sách vừa thông qua. Buổi chiều, Quốc hội sẽ nghe Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn và báo cáo về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm. Sau đó, Quốc hội bầu ban kiểm phiếu và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.

Kết quả bỏ phiếu sẽ được công khai vào ngày mai 11-6.

Theo nghị quyết của Quốc hội, người có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.

Người có trên hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” hoặc 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới