Thứ Bảy, 1/04/2023, 20:08
30 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Quốc hội Mỹ bỏ phiếu kế hoạch giải cứu 700 tỉ đô la

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Quốc hội Mỹ bỏ phiếu kế hoạch giải cứu 700 tỉ đô la

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson (giữa), Phát ngôn viên Hạ viện Nancy Pelosi (trái) và lãnh đạo Thượng nghị viện Harry Reid tại buổi công bố về kế hoạch giải cứu thị trường tài chính  – Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) – Các nhà chính trị Mỹ ở cả hai viện và Nhà Trắng đã đạt sự nhất trí về thỏa thuận trị giá 700 tỉ đô la Mỹ để giải cứu hệ thống tài chính Mỹ và chấm dứt cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay.

Thỏa thuận này đã được thông qua với tên gọi “Đạo luật ổn định kinh tế khẩn cấp 2008” (Act of Emergency Economic Stabilization 2008), được sự hậu thuẫn của lãnh đạo cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, đã cho phép Bộ Tài chính Mỹ sử dụng 700 tỉ đô la Mỹ để mua các khoản nợ xấu từ các ngân hàng Mỹ đang gặp khó khăn.

Tổng thống Mỹ George W. Bush đã lên tiếng ủng hộ dự luật này. Cả hai viện thuộc Quốc hội cho biết sẽ đưa phiếu bầu vào vài ngày tới.

Thị trường chứng khoán châu Á đã tăng mạnh ngay sau tuyên bố này từ chính phủ Mỹ. Tuyên bố được đưa ra sau nhiều ngày tranh luận gay gắt giữa các nghị sĩ Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ về nội dung của kế hoạch.

Nancy Pelosi, phát ngôn viên của Hạ viện Mỹ, nói rằng mặc dù thỏa thuận “không phải là sự giải cứu Phố Wall”, nhưng được đưa ra để đảm bảo rằng lương hưu, tiến tiết kiệm và việc làm vẫn được an toàn. Còn lãnh đạo của Thượng nghị viện Harry Reid nói rằng thỏa thuận sẽ là một cải tiến lớn đối với lời đề nghị ban đầu.

Vẫn còn nhiều lo ngại

Gói giải cứu thị trường thêm quyền cho chính quyền Mỹ trong việc sử dụng nguồn tiền của những người đóng thuế để cứu các tổ chức tài chính đang có nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên, các thành viên cả hai viện đang đều có những lo ngại sau khi thỏa thuận này được thực thi.

Theo đó, chính phủ Mỹ có thể có ngay 250 tỉ đô la Mỹ, nếu tổng thống xác nhận cần thiết thì sẽ có thêm 100 tỉ đô la Mỹ khác từ Nhà Trắng và 350 tỉ đô la Mỹ còn lại đến tùy theo các thời điểm thích hợp. Quốc hội Mỹ vẫn có thể phủ quyết việc giải ngân số tiền còn lại này.

Thêm nữa, các ngân hàng nhận tiền giải cứu sẽ phải chuyển cổ phần trả lại, điều này cho phép những người đóng thuế hưởng lợi từ sự hồi phục của các ngân hàng. Trong khi đó, lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng sẽ nhìn thấy tiền lương bị giới hạn và “những ô dù vàng” – khoản tiền khổng lồ khi họ rời khỏi công ty, sẽ bị phong tỏa.

Ngành công nghiệp ngân hàng sẽ phải hỗ trợ tài chính cho kế hoạch giải cứu nếu không thể thu hồi tiền từ các ngân hàng đang gặp khó. Phải cần có bốn ủy ban sẽ thúc đẩy việc thực hiện dự luật này, trong đó có ban thanh tra độc lập chịu trách nhiệm chung và một ban giám sát lưỡng đảng.

Ngoài ra, các ngân hàng buộc phải tham gia một chương trình bảo hiểm để bảo vệ chính họ khỏi những thua lỗ từ các chứng khoán liên quan đến nhà ở.

MỸ HẠNH (Theo BBC)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới