Thứ Năm, 28/09/2023, 08:40
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Quy định mới về người phát ngôn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Quy định mới về người phát ngôn

Chí Thịnh

Quy định mới về người phát ngôn
Họp báo Chính phủ tháng 3-2017 với sự tham gia của người phát ngôn của Chính phủ, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Ảnh: Báo điện tử Chính phủ

(TBKTSG Online) – Theo Nghị định 09 của Chính phủ vừa mới ban hành, người đứng đầu UBND tỉnh thành, quận huyện mới là người phát ngôn chính thức. Chánh văn phòng UBND các cấp không còn là người phát ngôn như trước đây.

Theo quy định mới của Nghị định 09/2017/NĐ-CP, từ cuối tháng 3-2017 các tỉnh thành phải áp dụng quy định về người phát ngôn cho báo chí, không dùng quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính Nhà nước như trước đây. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 30-3.

Ông Võ Văn Long, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TPHCM tại buổi họp báo về tình hình hoạt động quí 1-2017 của sở, cho biết trước đây TPHCM sử dụng quy chế phát ngôn thì nay phải chuyển sang áp dụng quy định mới về người phát ngôn theo Nghị định 09. Theo ông Long, các cơ quan hành chính Nhà nước phải tuân thủ quy định này và người phát ngôn phải là người đứng đầu cơ quan hoặc là cấp phó được người đứng đầu ủy quyền.

Như vậy, chánh văn phòng hoặc phó chánh văn phòng các quận huyện, sở ngành sẽ không có tư cách phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí như trước đây (theo Quy chế phát ngôn tại địa phương).

Theo quy định mới thì họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email của người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản cho cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí; phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính Nhà nước.

Nghị định 09 cũng quy định các cá nhân của cơ quan hành chính Nhà nước không phải là người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí vẫn được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan Nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp.

Trong trường hợp nếu người phát ngôn không thể thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo kịp thời để người đứng đầu cơ quan Nhà nước ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình thực hiện.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh phải tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình, thông qua các hình thức: hàng tháng cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan mình theo quy định của Chính phủ; hoặc ít nhất ba tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí. Trường hợp cần thiết, cơ quan Nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí hàng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức; cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử của Chính phủ theo quy định.

Do Nghị định 09 còn khá mới mẻ nên Sở TT&TT dự kiến sẽ triển khai buổi hướng dẫn thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính Nhà nước vào cuối tháng 4. Các quận huyện, sở ngành sẽ được Sở TT&TT hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng quy định mới theo Nghị định 09.

Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cục, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và các tổ chức cấp tỉnh thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương bao gồm: Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước; trường hợp người đứng đầu cơ quan hành chính không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó là người được giao phụ trách cơ quan thực hiện.

Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của UBND cấp huyện và cấp xã bao gồm: Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp xã; trường hợp Chủ tịch UBND không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì uỷ quyền cho cấp phó của mình thực hiện.

Mời đọc thêm

Ai có quyền “phát ngôn”?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới