Thứ Tư, 4/10/2023, 07:02
26 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Rừng có còn không?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Rừng có còn không?

Tư Hoàng

Rừng có còn không?
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Ảnh Xuân Tuyến.

(TBKTSG Online) – Trong khi Chính phủ khẳng định rừng đang được bảo vệ và phát triển tốt, thì các đại biểu Quốc hội cho rằng cần phải làm tốt hơn nữa.

Độ che phủ rừng đạt 40%

Tại hội nghị Tổng kết kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ngày 17-3-2017 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Văn phòng Chính phủ và UBND tỉnh Nghệ An tổ chức tại thành phố Vinh (Nghệ An), các báo cáo của cơ quan hành pháp cho biết, ngành lâm nghiệp đã đạt được “những thành tựu quan trọng”.

Độ che phủ rừng tăng từ 39,7% năm 2011 lên 40,84% năm 2015; sản lượng gỗ rừng trồng năm năm qua tăng hơn 3,3 lần, từ 5,16 triệu m3 năm 2011 lên 17,3 triệu m3 năm 2016, cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng, đáp ứng nhu cầu chế biến gỗ trong nước và xuất khẩu, trong bối cảnh đóng cửa rừng tự nhiên.

Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh tế, hiện có khoảng 3.500 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI.

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, đạt 7,178 tỉ đô la Mỹ. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng trưởng mạnh, gấp hơn hai lần trong vòng nămnăm, từ hơn 3 tỉ đô la Mỹ/năm trong giai đoạn 2010-2012 lên 6,52 tỉ đô la Mỹ/năm trong  giai đoạn từ 2011 đến nay.

Báo cáo khẳng định, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm dần cả về số vụ vi phạm và mức độ thiệt hại. Công tác phát triển rừng tiếp tục được các địa phương tích cực triển khai. Công tác trồng rừng thay thế diện tích rừng khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; trồng rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu đã được quan tâm, đẩy mạnh góp phần từng bước ổn định diện tích rừng.

Đại biểu Quốc hội: về cơ bản đã phá hết rừng

Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội lại nghĩ khác khi thảo luận về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16-3-2017.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh, Thượng tướng Võ Trọng Việt, nói: “Tôi đi cả nước thấy rằng về cơ bản rừng đã bị phá hết rồi, do nạn phá rừng, có lãnh đạo còn nói là đi nhìn bên ngoài xanh tốt nhưng … cây quý ở trong bị rút hết rồi”.

Ông bổ sung thêm: “… Bao nhiêu gỗ quý, thú quý, khoáng sản quý ta lấy hết rồi!”.

Đại biểu Việt cho rằng, với cơ chế chính sách lâm nghiệp như hiện nay, lực lượng kiểm lâm vẫn lực bất tòng tâm trước lâm tặc.

Tại hội nghị tổng kết kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hôm nay, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất là phải bảo vệ rừng và bảo vệ thiên nhiên. Nhiệm vụ cụ thể trước mắt là phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để bảo vệ rừng và phát triển ngành lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, ông Dũng yêu cầu, phải nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp, sớm rà soát, đánh giá quy hoạch tổng thể rừng cấp quốc gia và cấp vùng, xác định rõ lâm phận ổn định, nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác theo dõi giám sát, cập nhật hiện trạng, diễn biến tài nguyên rừng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới