Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Sản phẩm nghiên cứu khoa học của TP HCM chưa có tính thực tiễn cao

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Sản phẩm nghiên cứu khoa học của TP HCM chưa có tính thực tiễn cao

Chánh Trung

Sản phẩm nghiên cứu khoa học của TP HCM chưa có tính thực tiễn cao(KTSG Online) – Ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để xây dựng nên những doanh nghiệp có thương hiệu là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà TPHCM đặt ra cho ngành khoa học và công nghệ trong năm nay.

Ông Nguyễn Việt Dũng Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM báo cáo triển khai kế hoạch hoạt động năm 2021 của TPHCM. Ảnh: Chánh Trung

Sáng ngày 16-3, đoàn công tác của UBND TPHCM đã làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM về Kế hoạch thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội, thu chi ngân sách TP năm 2021.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, báo cáo triển khai kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2021 của thành phố. Trong đó, có các nhiệm vụ nổi bật như tái cấu trúc các chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đơn cử, thành phố sẽ thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (Internet of Things), robotic, điện toán đám mây (Cloud Computing), máy tính hiệu năng cao (High Performance Computing), thực tế ảo (Virtual Reality – VR), thực tế tăng cường (Agumented Reality – AR) và thực tế hỗn hợp (Mixed Reality – MR), công nghệ 5G. Ngoài ra, chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ công nghiệp nhằm nghiên cứu phát triển công nghệ, thiết bị, vật liệu nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng cho các ngành công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ.

Một loạt chương trình khác cũng được đẩy mạnh, bao gồm: Chương trình nghiên cứu chăm sóc sức khỏe nhằm nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ, quy trình, phương pháp, phát đồ trong phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe. Chương trình nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao nhằm nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong đó ưu tiên công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị. Chương trình nghiên cứu quản lý và phát triển đô thị nhằm nghiên cứu ứng dụng phục vụ phát triển đô thị bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng và hạ tầng kỹ thuật. Chương trình vườn ươm khoa học và công nghệ trẻ nhằm ươm tạo và nâng cao năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu cho các nhà khoa học trẻ.

Đổi mới sáng tạo hỗ trợ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh khoa học công nghệ chính là động lực để kinh tế – xã hội thành phố phát triển, vì vậy các sở ngành phải chú ý tập trung triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học của thành phố hiện chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu, đưa vào thực tiễn chưa cao. TPHCM muốn phát triển bền vững, đi đầu trong cách mạng công nghiệp 4.0  thì phải thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo. Một trong những yếu tố quan trọng hiện nay là phải gắn kết được nhà nước, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp trong hoạt động khoa học công nghệ.

Bà Lê Thị Huỳnh Mai Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho biết cơ quan này sẽ làm việc chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ trong rất nhiều nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm. Trong đó, tập trung vào việc triển khai chuyển đổi số cho sở, cho các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đầu tư mới… Trong năm 2021 phải làm sao thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động đầu tư công nghệ cao. Đối với việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp sẽ xây dựng quy chế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để giải quyết thủ tục nhận giấy chứng nhận đầu tư nhanh hơn.

Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cho biết quỹ hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp chuyển đổi số hiện có nguồn vốn lớn. Vì vậy, Sở Khoa học và Công nghệ có thể kết hợp với các hiệp hội doanh nghiệp để sử dụng quỹ một các hữu hiệu, thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số. Bên cạnh đó, cần triển khai cơ chế thử nghiệm sandbox vào những doanh nghiệp cụ thể để đánh giá hiệu quả; đặt hàng cụ thể thực hiện các ứng dụng giúp chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh.

Kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong nêu yêu cầu về xây dựng, thành lập được các viện, trung tâm về công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của TPHCM. Trong tất cả các hoạt động triển khai, ngành khoa học công nghệ  phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm.

Ông dẫn chứng TPHCM có hơn 400.000 doanh nghiệp, trong đó có 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Tất cả các doanh nghiệp đều muốn xây dựng để trở thành thương hiệu mạnh, có giá trị. Điều này phải xuất phát từ chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, và muốn có chất lượng phải dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Kỳ vọng TPHCM đặt ra là xây dựng được các doanh nghiệp, tập đoàn lớn dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới