Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Sản xuất dệt may, da giày chững lại

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Sản xuất dệt may, da giày chững lại

T.Thu

Giá nguyên phụ liệu da giày trong tháng 7-2011 tăng 20% so với cùng kỳ. Ảnh: Thu Nguyệt

(TBKTSG Online) – Theo Bộ Công Thương, sản xuất trong ngành dệt may, da giày đang có xu hướng chững lại do giá nguyên liệu biến động nhiều.

Theo một báo cáo của Bộ Công Thương, sản xuất của ngành dệt may trong tháng 7-2011 vẫn ổn định và tăng trưởng nhưng có tốc độ tăng trưởng thấp hơn những tháng trước.

Trong tháng 7-2011, sản xuất trang phục cả nước tăng 12% so với tháng 6-2011, cao hơn mức tăng 7,9% của tháng 6 so với tháng 5-2011. Tuy nhiên, sản xuất sợi và dệt vải chỉ tăng 4,3% so với tháng 6-2011 thay vì mức tăng gần 18% của tháng 6 so với tháng 5-2011 do nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc tự nhiên như bông tăng cao.

Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến ngày 15-7-2011, Việt Nam nhập 12.222 tấn bông các loại, với tổng giá trị trên 676 triệu đô la Mỹ. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, Việt Nam nhập 11.820 tấn bông các loại với tổng giá trị 337 triệu đô la Mỹ.

Cũng theo báo cáo này, sản xuất trong tháng 7-2011 của ngành da giày tăng trưởng nhẹ so với tháng 6 do giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng 20% so với cùng kỳ.

Một số doanh nghiệp da giày cho biết hiện cũng bị ảnh hưởng do giá nguyên liệu dao động hàng tháng.

Theo ông Sỹ, chủ cơ sở sản xuất giày Ngọc Sỹ tại quận 4, TPHCM, hiện giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, trung bình mỗi tháng tăng 4-5%, nên cũng gây khó khăn cho việc sản xuất.

Ông Sỹ cho biết, hiện nguyên liệu, chủ yếu nhập từ Trung Quốc và Đài Loan, chiếm khoảng 70% chi phí đầu vào. Cứ mỗi lần giá xăng dầu, đô la Mỹ tăng là giá nguyên liệu da giày cứ thế tăng theo. Chẳng hạn như đối với keo dán giày từ năm ngoái đến nay đã tăng gần gấp đôi.

Theo Bộ Công Thương, một vấn đề mới mà các doanh nghiệp dệt may đang gặp phải là họ phải cân đối giữa đơn hàng FOB dài hạn và ngắn hạn hoặc gia công để giảm áp lực về vốn. Khó khăn về vốn và nhân lực cũng khiến khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành da giày bấp bênh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới