Thứ Ba, 16/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản: cần ổn định kinh tế vĩ mô

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản: cần ổn định kinh tế vĩ mô

Tư Hoàng

Khu công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản được khởi công xây dựng ngày 27-4-2009 theo sáng kiến chung Việt-Nhật. Ảnh: Hữu Thông.

(TBKTSG Online) – Lần đầu tiên sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã đề cập đến bất ổn kinh tế vĩ mô như là một trong các yếu tố cần giải quyết nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

Bản sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 4 được ký kết hôm nay (1-7) tại Hà Nội gồm 70 điểm sẽ đặt trong tâm vào 3 lĩnh vực chính là ổn định kinh tế vĩ mô, điện lực và chất lượng nguồn nhân lực; và sẽ kéo dài từ nay đến cuối năm 2012.

Bản sáng kiến chung nhận định: “Trong vòng 3 năm nay, đồng tiền Việt Nam liên tục mất giá… Trong khi giá trị đồng tiền của các nước làng giềng so với đô la Mỹ đều đang tăng thì chỉ có tiền đồng Việt Nam là giảm giá”.

Từ đó, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yasuaki Tanizaki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang gặp khó khăn vì tỷ giá biến động. Ông nói: “Cải thiện kinh tế vĩ mô là điều rất thiết để Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI”. FDI giải ngân vào Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay chỉ đạt 5,3 tỉ đô la Mỹ, chỉ bằng 98% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đồng ý với nhận định này và nói thêm: “Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu ổn định được kinh tế vĩ mô vào đầu năm 2012. Tôi hy vọng sáng kiến này sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô, và cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh tại Việt Nam”.

Đại sứ Tanizaki nói, ông hi vọng môi trường kinh doanh tại Việt Nam sẽ được cải thiện trong hai năm tới, là giai đoạn rất đặc biệt trước khi hàng rào thuế quan Việt Nam – Trung Quốc sẽ dỡ bỏ vào năm 2015, và thuế nhập khẩu trong Asean sẽ dỡ bỏ vào năm 2018. Ông nói: “Hai năm tới là rất quan trọng để Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh để chuẩn bị cho các mốc thời gian đó”.

Sáng kiến chung lần thứ 4 cũng tập trung làm rõ những rào cản trong hai lĩnh vực là bán lẻ và mô hình công tư hợp tác (PPP) đang trong quá trình thử nghiệm. Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Nhật Bản – Việt Nam Susumu Kato nói rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn rất quan tâm đến làm ăn tại Việt Nam, và sẽ nỗ lực giúp chính phủ cải thiện môi trường kinh doanh.

Chương trình Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản được khởi động từ năm 2003. Sau 3 chương trình, hàng loạt các rào cản trong môi trường kinh doanh đã được dỡ bỏ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới