Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Sắp có cơ chế riêng cho “cánh đồng mẫu lớn”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Sắp có cơ chế riêng cho “cánh đồng mẫu lớn”

Phạm Thái

Sắp có cơ chế riêng cho “cánh đồng mẫu lớn”
Cánh đồng mẫu lớn sẽ trở thành chủ trương của ngành nông nghiệp. Ảnh:LHV.

(TBKTSG Online) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến cho dự thảo quyết định các chính sách hỗ trợ nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất lúa gạo, nhằm xây dựng cơ chế cho mô hình "cánh đồng mẫu lớn" trên diện rộng.

>> Cánh đồng mẫu lớn và sự im lặng của doanh nghiệp
>> Nông dân nghĩ gì về cánh đồng mẫu lớn?
>> Những thất bại từ Cánh đồng mẫu lớn

Theo ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thuỷ sản và Nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn muốn phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn đang lan rộng ở khu vực ĐBSCL và thử nghiệm tại một số tỉnh miền Bắc.

Ông Hòa cho biết như trên tại hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo quyết định về chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị gia tăng đối với sản xuất lúa gạo, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 8-1. Trong dự thảo cũng đề xuất tăng mức hỗ trợ cho các hộ nông dân tự nguyện góp ruộng hình thành cánh đồng lúa có diện tích lớn tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã là 5 triệu đồng/héc ta. 

Bên cạnh đó, hộ nông dân đầu tư lò sấy, kho chứa lúa quy mô nhỏ dưới 10 tấn/kho dự trữ tại nhà được vay 70% vốn đầu tư với lãi suất 0% trong vòng 3 năm.

Ngân sách nhà nước cũng thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, cá nhân như hỗ trợ 30% kinh phí cho các dự án đầu tư hệ thống sấy tầng sôi, sấy tháp, sấy vỉ ngang; hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư lò sấy, kho chứa thóc (lúa) quy mô dưới 10 tấn/kho với hộ nông dân; ngoài ra các trung tâm nhân và chuyển giao giống cũng nhận được cơ chế hỗ trợ theo một số điều kiện.

Ông Đoàn Xuân Hòa cho rằng cánh đồng mẫu lớn là hướng phát triển tất yếu nên về lâu về dài sẽ đưa thành điều kiện có tính pháp lý bắt buộc doanh nghiệp và nông dân phải tham gia. Chính vì thế từ giờ các doanh nghiệp và nông dân phải tận dụng các ưu đãi của nhà nước mà đầu tư, tham gia dần.

Tuy nhiên, ông Hồ Quang Cua, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng nghi ngờ về tính khả thi của những cơ chế hỗ trợ nêu trong dự thảo. Theo ông Cua, rất nhiều chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp… trong thời gian qua khi địa phương tiếp nhận thì có rất ít biện pháp khả thi.

Ông Cua ví dụ, chính sách hỗ trợ sau thu hoạch địa phương hoàn toàn không tiếp nhận được. Kết quả địa phương phải tự trích vốn ra để hỗ trợ nông dân mua máy gặt đập liên hợp. Tương tự là biện pháp hỗ trợ đầu tư hệ thống sấy cũng đi vào ngõ cụt.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới